Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, November 22, 2011

Nhà thờ Chúa cứu thế ở Mátxcơva

Ngày 25 tháng Chạp năm 1812, người lính Pháp cuối cùng của quân đội Napôlêông rút quân khỏi đất Nga băng giá. Để ghi nhớ chiến thắng này, Sa hoàng Alếchxanđrơ đệ nhất hứa với nhân dân Nga sẽ xây dựng một nhà thờ Chúa cứu thế - đài kỷ niệm chiến thắng, để vinh danh nhân dân và những người lính Nga đã chiến thắng trong cuộc Chiến tranh vệ quốc.








Sa hoàng muốn nhà thờ sẽ đứng vững như là một biểu tượng của toàn dân, để nhân dân Nga sẽ không bao giờ quên chiến thắng hào hùng trước quân đội bách chiến bách thắng của Napôlêông.

 Tượng Sa hoàng Alếchxanđrơ đệ nhị được dựng trong sân nhà thờ

Năm 1816, Viện hàn lâm Mỹ thuận quốc gia Nga đã tổ chức một cuộc thi sáng tác mẫu cho nhà thờ. Hai mươi hoạ sỹ và kiến trúc sư đã tham gia cuộc thi, và người chiến thắng là một người trẻ nhất, hoạ sỹ Alếchxanđrơ Lavrenchiêvích Vítbecgơ, vừa mới tốt nghiệp Viện hàn lâm Mỹ thuật quốc gia Nga.

Vítbecgơ quyết định xây dựng nhà thờ trên một ngọn đồi ở Mátxcơva. Mặc dù người ta đề xuất với hoạ sỹ nhiều địa điểm ở Mátxcơva, nhưng ông vẫn thích một ngọn đồi: đồi Vôrôbiôvưi (ngày nay, trên ngọn đồi này đang đứng ngôi nhà chính của trường Đại học Tổng hợp Mátxcơva mang tên Lômônôxốp). Nhiều năm sau, nhà văn Nga nổi tiếng A.P. Sêkhốp đã phỏng đoán rằng: “Ai muốn biết nước Nga, sẽ phải xem từ đây, tại Mátxcơva này”. Đây sẽ là một công trình vĩ đại. Hàng ngàn người đã gửi tiền đóng góp để xây dựng nhà thờ. Thật đáng tiếc, công trình không được tiến hành vì Sa hoàng Alếchxanđrơ đệ nhất băng hà vào năm 1825 và từ năm 1827 công trình bị đình chỉ.

Kremli, chụp từ trên cầu Partiarshi

Sa hoàng mới của nước Nga Nhicôlai đệ nhất quyết định tiếp tục xây dựng công trình, nhưng không phải ở chỗ đó mà ở một chỗ khác bên bờ sông Mátxcơva, khá gần điện Kremli. Ông cho rằng nếu xây nhà thờ ở đồi Vôrôbiôvưi ở xa trung tâm Mátxcơva quá. Nhà vua tìm một kiến trúc sư mới, Cônxtantin Anđrêêvích Tôn. C.A. Tôn học ở Nga và Italia, nghiên cứu kiến trúc của thủ đô nước Ý, nhưng vào thời điểm đó ông rất say mê kiến trúc hiện đại của nước Nga. Ông không chỉ là một nhà kiến trúc giỏi, mà còn là một kỹ sư xây dựng tài năng.

 Trên cầu Partiarshi

Vào năm 1838, Cônxtantin Anđrêêvích Tôn bắt đầu xây dựng công trình ở vị trí mới. Tiến độ xây dựng hết sức chậm do nguyên nhân chính là Nhà nước rót kinh phí quá ít. Mãi đến năm 1859 thì việc xây dựng nhà thờ mới được hoàn thành phần xây thô (hết hơn 20 năm), bây giờ đến lượt công việc của các hoạ sỹ. Một cái mái chóp hoàn toàn bằng vàng sẽ được tô điểm cho nhà thờ thật lộng lẫy, và nó sẽ là một điểm cao nhất Mátxcơva vào thời điểm đó (chiều cao của nó là 103 mét). Xung quanh nhà thờ có những ban công nhỏ, từ đó có thể nhìn toàn cảnh Mátxcơva.

Tượng đài Piôtr đệ nhất, chụp từ trên cầu Partiarshi

Trải qua nhiều năm, nhà thờ là điểm đẹp nhất và đáng tự hào nhất của thành phố. Ở trong nó có thể chứa được cùng một lúc 7200 người, nhưng thực tế nếu phát huy tối đa sức chứa, nó đã từng chứa tới trên 1 vạn giáo dân và nhân dân đến dự lễ chầu. Trên tường của Nhà thờ được viết tên những người anh hùng đã hy sinh của cuộc Kháng chiến năm 1812.

***

Những năm 1930, trong thời đại của Iôxíp Xtalin, chính quyền Xôviết quyết định quy hoạch lại vùng trung tâm thủ đô Mátxcơva với hàng loạt công trình mang biểu tượng của thời kỳ Xôviết. Một trong những công trình trọng điểm là một bể bơi lớn nhất thế giới. Để xây dựng nó, người ta đã phá huỷ nhà thờ! Tuy công trình bị gián đoạn trong thời gian cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, nó vẫn được hoàn thành vào giai đoạn sau chiến tranh và như thế là “Bể bơi Mátxcơva” ra đời.

Vào những năm cải tổ (Pêrêstrôika), là sự phục hồi của tinh thần và tư tưởng Đại Nga, của truyền thống Nga. Mùa thu năm 1994 chính quyền thành phố Mátxcơva quyết định xây dựng lại Nhà thờ ở đúng vị trí cũ của nó. Nhà thờ sẽ được xây dựng bằng kinh phí của Thành phố và đóng góp của nhân dân. Tuy thế, công trình đã nhận được tiền đóng góp của không chỉ nhân dân trên toàn nước Nga, mà còn từ Bêlarutxia và Ucraina. Nhà thờ được khánh thành năm 2000, hoàn toàn giống nhà thờ cũ, chỉ khác là nó cao hơn nhà thờ cũ 9 mét. Vào đêm Giáng sinh, toàn Mátxcơva sẽ nhìn thấy nhà thờ với mái chóp bằng vàng được chiếu sáng rực, đẹp lộng lẫy. Nhà thờ không chỉ là nhà thờ đẹp và lớn nhất Mátxcơva và toàn Nga, mà còn là nhà thờ Chính thống giáo lớn và đẹp nhất trên toàn thế giới. Các công trình sư xây dựng nhà thờ là nhà điêu khắc Alếchxanđrơ Rukavisnhicốp, hai kiến trúc sư Igor Voskrexenxki và Xécgây Sarốp.


Ngày nay, đến thăm Mátxcơva, nếu lên khỏi ga tàu điện ngầm Krapốtkinxkaia, du khách sẽ nhìn thấy nhà thờ ở ngay bên cạnh. Thật là một tua du lịch tuyệt diệu, vì ngay bên kia đường là Bảo tàng nghệ thuật tạo hình quốc gia mang tên Puskin, quá bộ một chút nữa là Quảng trường Đỏ và phố Ácbát Cũ. Cùng với Nhà thờ, người ta còn xây dựng một chiếc cầu sắt, mang tên Partiarshi với kiến trúc và trình độ mỹ thuật tuyệt vời. Cây cầu này đâm thẳng vào tầng trên của Nhà thờ. Đứng trên cầu có thể nhìn thấy Điện Kremli ở một bên, còn bên kia là Tượng đài kỷ niệm Piốt Đại đế. Các công trình sư tham gia xây dựng cầu là kiến trúc sư M.M. Pôxôkhin, họa sỹ Z.K. Tsereteli, hai kỹ sư A.M. Kôntrin và O.I. Treresenxki. Trong khuôn viên của nhà thờ còn có tượng Sa hoàng Alếchxanđrơ đệ nhị, một nhà thờ Chính thống nhỏ bằng gỗ.

Những chiếc khóa “thề bồi” sẽ “xích” chặt trái tim của hai người vào nhau mãi mãi

Nếu chịu khó thả bộ xuống con phố ở dưới cầu, thì sẽ đi qua toà nhà Tổng lãnh sự quán Cộng hoà Pháp, nơi vào những năm của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, ban chỉ huy của Trung đoàn phi công Pháp Noócmăngđi – Nêman đã đóng. Còn nếu đi xa hơn tí nữa sẽ là ga tàu điện ngầm Công viên văn hoá, và như thế là chúng ta sẽ được thăm Công viên rất đẹp này của Mátxcơva.

 Bà cụ “bé nhỏ” trầm lặng ngồi dưới chân nhà thờ

Trên chiếc cầu sắt nói trên, chúng ta có thể nhìn thấy những chiếc khoá thề bồi của thanh niên Mátxcơva, một tục lệ khá lãng mạn và thú vị. Họ tỏ tình, chạy ra cửa hàng mua chiếc khoá, viết tên hai người lên đó bằng sơn hoặc cầu kỳ hơn, khắc lên đó, thề bồi với nhau, khoá nghiến chiếc khoá vào thành cầu rồi quẳng chìa khoá xuống sông. Chiếc khoá thể hiện tình yêu son sắt bền vững và vĩnh cửu của họ (trừ phi có ông nào lên đó cưa nó ra).


Nếu lang thang đi xa nữa trên bờ sông, chúng ta sẽ đi đến tận đồi Vôrôbiôvưi, nơi đó có ga tàu điện ngầm cùng tên, mà nếu muốn đến sân vận động Lugiơnhiki sẽ phải xuống ga đó (trận chung kết Champions League vừa qua, ga này đóng cửa để cổ động viên buộc phải xuống hai ga bênh cạnh là ga Đại học tổng hợp và ga Thể thao).

 Nhà thờ nhỏ bằng gỗ

Tòa lãnh sự Pháp nhìn thẳng ra bờ sông. Dân Nga đang xếp hàng dài xin visa đi du lịch Pháp và Châu Âu

 Tượng đài Piôtr đệ nhất

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment