Wednesday, June 27, 2012

Tiếng chổi tre



Ngày xưa trong sách tập đọc(không nhớ được là lớp mấy) có một bài thơ rất hay của Tố Hữu.

Về sau, mỗi lần nhìn các chịcông nhân của Công ty môi trường đô thị (URENCO) đi quét rác, lại nhớ bài thơTiếng chổi tre:
Những đêm hè,
Khi ve ve
Đã ngủ!
Tôi lắng nghe,
Trên đường
Trần Phú
Tiếng chổi tre,
Xao xác
Hàng me
Tiếng chổi tre,
Đêm hè
Quét rác.
Những đêm đông
Khi cơn giông
Vừa tắt
Tôi đứng trông
Trên đường
Lặng ngắt
Chị lao công
Như sắt
Như đồng
Chị lao công
Đêm đông
Quét rác
Sáng mai ra
Gánh hàng hoa
Xuống chợ
Hoa Ngọc Hà
Trên đường
Rực nở
Hương bay xa
Thơm mát
Đường ta
Nhớ nghe hoa
Người quét
Rác đêm qua.
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông
Gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe.
6-1960

Ngày nào cũng vậy, nhắc dần rồithành quen. Hai bạn nhỏ nhà mình không bị nhiễm thói quen xấu vứt rác ra đường,ra nơi công cộng. Đã thế, hai bạn lại thỉnh thoảng phê bình một hành vi nào đókhông bảo vệ môi trường vì xả rác bừa bãi.

- Ba ơi, hôm nay nhà mình đi vắng,không có ai ra đổ rác, làm thế nào đổ được hả ba? - Ừ, khó nhỉ. Nhưng mà ông bàvà ba mẹ đã nói với cái bác đi lấy rác rồi, là hôm nào nhà đi vắng thì sẽ để ởcạnh cột cổng, bác ấy sẽ nhặt hộ. Nhà mình không bao giờ để rác ra sẵn, nên bácấy sẽ vui vẻ thôi. Chỉ khi nào nhà mình đi vắng mới như vậy thôi, còn thì mìnhsẽ chờ khi nào bác ấy gõ kẻng mới mang ra, để bác ấy đỡ phải nhặt.

Ngõ nhà mình cứ 3 giờ chiều,là keng keng, keng keng… tiếng kẻng đổ rác. Hầu hết các nhà đi vắng, nên buổitrưa để sẵn túi rác ở cổng và bác công nhân ngày nào cũng đi nhặt các túi, chovào xe thùng. Nhưng cũng có một số nhà, chẳng đi vắng, vẫn mang ra để. Chỉ mộtcông cúi xuống, nhặt lên của bác công nhân thôi, nhưng họ không nghĩ gì về việcđó. Nếu tất cả các nhà ai cũng như họ, thì bác ấy sẽ nặng nhọc thêm biết bao.Nghe kẻng mới mang ra, cũng là một nét văn hóa vậy.

Hà Nội ngày càng có nhiều ngườitừ các nơi khác đến mưu sinh. Trong đó có các cô, các bác làm nghề thu mua đồngnát. Nhiều lần mang túi rác ra để ở cổng, hôm sau bác công nhân vệ sinh lại bảo,là để ở cổng bị các chị ấy bới tung ra tìm đồ đồng nát còn bán được, rồi túirác bị xé rách bung bét ra ở đó, bác ấy phải hót rất mệt. Cái nếp sống nôngthôn chỉ biết đến việc của mình mà quên bẵng là những cái tùy tiện ấy rất ảnhhưởng đến những người xung quanh.

Quá trình nông thôn hóa đô thịchỉ đơn giản vậy thôi.

Hôm trước đi cùng ông chú làgiáo sư, ông ấy kể sang Đài Trung, mấy gia đình của các giáo sư thường mời ông ấyđi chơi cùng, ra ngoại ô thành phố cách mấy chục kilômét đã là rừng. Họ nướngthịt, liên hoan. Chiều về, nhặt không sót một cọng rác cho vào túi, mang về đổ.Một ông giáo sư người Đài Loan nói khi người Hoa chạy sang hòn đảo đó vào năm1949, nó rất bẩn. Người Đài Loan đã mất 50 năm để xây dựng nên ý thức, nếp sốngcủa cư dân sạch sẽ như vậy. Quá trình xây dựng đó của Việt Nam ta còn chưa bắtđầu.

Mấy chục năm từ lúc bé thơ,luôn luôn mang trong tâm khảm Tiếng chổi tre nên rất có cảm tình với tất cả cácbác công nhân vệ sinh. Nhưng từ khoảng năm 2000, càng ngày có một cảm rác càngrõ ràng, hình như, các bác ấy mặc cảm. Tiếng chổi tre dần dần không còn nhẹnhàng, mà nhiều khi mang một tâm trạng nặng nề, căng thẳng. Nó không còn yêuquý cuộc sống, mọi người, xã hội nữa. Bác công nhân dường không không vui vẻ vềcái xã hội đang ngày ngày chuyển mình về hướng cuống quít làm giàu bằng mọigiá, bất chấp mọi thủ đoạn… mà bác ấy vẫn ngày ngày tụt lại sau cùng cái xe,cái chổi, cái xẻng. Cái chổi tre không còn nhẹ nhàng vun rác lại nữa, mà như cốtình xốc lên cái lượng bụi ngày càng nhiều của kinh tế thị trường.

Cái ô tô chở rác ra ngoạithành cũng thế. Nó được thiết kế thùng kín, nhưng đã lâu không còn kín nữa.Ngoài một cái mùi khủng khiếp trong nhiệt độ nóng hừng hực, nó đều đặn thải rácxuống đường. Anh lái xe cầm lái thì chạy rất nhanh, mặt hầm hầm, chèn ép các xekhác, nhất là xe máy. Ý là “Chúng tôi làm được thế này đã là tốt lắm rồi, đòi hỏigiề!”. Dường như những công việc đó không còn được yêu quý nữa rồi. Cũng tại xãhội phân hóa giàu nghèo nhanh quá, tâm lý đó của những người lao động đang làmnhững việc bị coi là thấp kém cũng dễ hiểu thôi.

Những muốn nói “- Bác ơi, em vẫn quý bác, vẫnthông cảm với bác, nghề nào cũng cao quý mà bác, mình lao động chân chính cơmà…


Bài post bởi Robert.De.Niro trên Webtretho ngày 27 tháng Sáu 2012

No comments:

Post a Comment