Nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp |
Lần đầu tiên
xem “Chuyển động 24”, cảm giác về cái chương trình này như thế nào, xin để dịp
khác, trưa nay thấy chú Quốc Khánh nói về bộ phim “Đập cánh giữa không trung” của
nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp được giải Liên hoan phim quốc tế Hà Nội III.
Tivi phát đoạn
công bố giải thưởng, một ông tây và một cô ta nào đó nói, cử tọa hoan hô ầm ĩ, rồi nữ đạo
diễn phát biểu. Cô ấy nói rất cảm động, và mình cũng cảm động lây, thậm chí rơm
rớm nước mắt: “Tiếc là mẹ tôi không xem được phim này, đã rất muốn mẹ kịp xem…”
Đã kịp tưởng tượng ra một người mẹ mới vĩnh viễn đi xa, chưa kịp chứng kiến tác
phẩm của con gái mình đoạt giải. Chẳng cứ người con mất mẹ, mà bất cứ ai cũng
có thể cảm động trước câu thể hiện tình cảm đó.
Lúc sau, chú
Quốc Khánh phỏng vấn nữ đạo diễn trong trường quay, té ra bà cụ không mất như vừa
tưởng, mà là bị sao đó mất khả năng nhìn và nghe cũng rất kém. Cũng là chuyện
đáng buồn, nhưng chưa phải là cái chết, phù! Nữ đạo diễn nói sơ sơ về nội dung
bộ phim: một cô gái mới lớn, bằng một cách nào đó, có thai. Rồi cô bé không có
ai giúp đỡ “giải quyết cái thai”, nên lại phải tìm một cách nào đó, “giải quyết
cái thai” đó. Cô gặp một người đàn ông nào đó, có sở thích kỳ dị là “thích những
người đàn bà có bầu”, và giữa họ hình thành một giao kèo, một người có tiền và
cần thỏa mãn sở thích kỳ lạ, còn người kia, cần tiền để giải quyết vấn đề cấp
bách trước mắt.
Việc đặt vấn
đề của nữ đạo diễn là đúng, rất hợp thời với hoàn cảnh xã hội ngày nay. Xã hội
có xuất hiện nhiều những đứa trẻ “do sơ ý sinh ra” thì mới có chuyện Chùa Bồ Đề
và cả các Nhà dòng bị biến thành nhà trẻ, hay chính xác hơn, thành trại tế bần.
Cứ lên mạng search thử xem tỷ lệ nạo phá thai của nữ thanh niên Việt Nam xem nó
kinh khủng như thế nào.
Có lần nghe
bài pháp thoại của Cụ Tịnh Không trả lời câu hỏi của một Phật tử về việc phải
làm sao trước vấn đề “giải quyết cái thai”, Cụ nói: “Con nó đến với mình vì một
trong bốn nguyên nhân: báo ân, báo oán, giả nợ, đòi nợ. Nếu phá cái thai đi, là
giết đi một con người, oán hận tạo ra, oán đang có càng thêm chất chồng.” Câu
trả lời đã rõ, với nhà Phật cách nhìn nhận là “nó” (đứa bé) đã đến, thì nên đón
nhận, không nên phá bỏ.
Nhưng, “con
gái trong nhà như bom nổ chậm”, chúng ta nghe câu đó chưa nhỉ? Thời phong kiến,
con gái mà chửa hoang, thì bị hành hạ ghê lắm, nhất là mấy ông bố gia trưởng,
phong kiến. Rồi làng, rồi xóm… cạo đầu, bôi vôi... thật kinh khủng. Liệu đến thời
nay tình hình có khá hơn không? Cũng có khá hơn, xã hội đã có cái nhìn bao dung
hơn (“hơn” thôi nhé) với những bà mẹ đơn thân. Nhưng đó là cái nhìn của người
ngoài cuộc – đã bao giờ chúng ta thử đặt mình vào địa vị người cha có con gái lầm
lỡ hay chưa?
Nếu như chúng
ta cũng hiểu rằng, xuất hiện một đứa cháu ngoại như thế, cũng là cái duyên, cái
nghiệp, cái nợ nần, cái báo ân báo oán… và đó ngoài là “vấn đề” (“phải giải quyết”)
thì nó còn là cơ hội cho chúng ta tạo công đức nữa. Chúng sinh là bình đẳng, nữa
là đứa cháu, “giọt máu đào hơn ao nước lã”. Đến con chó con mèo còn nuôi được nữa
là cháu mình.
Cảnh trong phim |
Mọi trở ngại
sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nếu có tình thương yêu. Một người ông cần hướng dẫn cho
con gái mình làm trọn nghĩa vụ của người mẹ, và cô gái cần hiểu rằng, cuộc đời
còn rất dài và còn rất tươi đẹp, đừng dại gì biến nó thành bi kịch. Cũng đừng
oán hận “tác giả của cái thai”, và cố gắng đừng mất liên lạc, không phải để “đòi
quyền lợi” hay “yêu cầu có trách nhiệm”; mà để tránh những bi kịch khủng khiếp
hơn trong tương lai. Thực tế đã có những câu chuyện bi kịch về hôn nhân của các
anh chị em dị bào do cha mẹ chúng mất liên lạc rồi. Nếu hiểu biết, hoàn toàn có
thể tránh được những chuyện như thế.
Không rõ nữ đạo
diễn sẽ giải quyết vấn đề cô đặt ra như thế nào? Mình chỉ tiếc không được xem bộ
phim, cũng không biết bao giờ được xem nó. Tuy nhiên, mình vẫn rất mong cô ấy sẽ
dẫn người xem đi đến một kết luận tốt đẹp và yêu đời, để ai cũng có thể “Đập
cánh và bay lên trên không trung”?
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment