Wednesday, December 17, 2014

Lãi suất tăng thẳng đứng như đồng rub rơi

"Người lang thang cuối cùng" dịch

Nước Nga chào ngày thứ Ba với nguy cơ đối mặt với khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 15 năm cầm quyền của Tổng thống Vladimir Putin, làm nổi lên những vấn đề cơ bản về tương lai đất nước như lòng tin của các nhà đầu tư đang bị xói mòn nhanh chóng.

Sự lo sợ được châm ngòi bởi quá trình trượt giá nhanh của đồng rub, tới 17% so với đồng đôla chỉ trong 2 ngày bất chấp “quyết định lúc nửa đêm” thứ Ba [1] của Ngân hàng Trung ương Nga, tăng sốc lãi suất để cố gắng đẩy đồng tiền của mình lội ngược dòng chảy thiệt hại.

Uy tín của Putin vẫn giữ vai trò hàng “khủng” ở Nga, nhưng vai trò này của ông ta là dựa trên món lợi cho cử tri: họ có được một sự thịnh vượng và ổn định, đổi lại là một sự chấp nhận một đời sống chính trị không có đối lập thực chất. Và chính cái vế đó của ông ta, đang thực sự bị đặt dấu hỏi.

Có một thời điểm trong ngày thứ Ba (16/12/2014), một đôla Mỹ có thể mua được 79 rub, một sự trượt giá khủng khiếp từ mốc 33 rub đổi một đôla vào tháng Giêng năm nay và giữ được bình ổn trong phần lớn thời gian trong năm. Cuối ngày hôm thứ Ba, tỷ giá bình ổn ở mức 68 rub đổi 1 đôla.

Cuộc khủng hoảng đã thu hút sự chú ý của giới chóp bu Nga, với quan hệ vẫn rất khăng khít của Putin với những người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã nhóm họp khẩn cấp và cơ quan truyền thông Nhà nước đã gần như dành hết sức lực của nó để bảo vệ dư luận trước sự đổ vỡ nhanh chóng. Một số nhà phân tích cũng đã bắt đầu tự hỏi liệu Thống đốc Ngân hàng trung ương hoặc một vài nhân vật quan trọng khác có sớm bị thay thế hay không.

Cú tăng mạnh lãi suất – từ 10,5 lên 17% - hứa hẹn đẩy nền kinh tế Nga vào suy thoái sâu vào năm sau, và đồng thời nó là dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách của nước này còn rất ít biện pháp để chống đỡ khủng hoảng.

Hôm thứ Ba, vài quan chức kinh tế hàng đầu nói rằng người Nga đơn giản là chỉ phải tập quen dần với điều kiện sống kém hơn. Thứ trưởng Olga Golodets cho rằng “số người nghèo chắc chắn sẽ tăng lên vì lạm phát.” Elvira Nabiullina, thống đốc Ngân hàng trung ương thì nói, “Điều kiện mới đòi hỏi sự thay đổi trong hành vi,” một trong những hành vi đó liên quan đến việc “cần phải bỏ việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu đắt tiền” và thay vào đó bằng hàng Nga rẻ hơn.

Putin đã không tuyên bố công khai về khủng hoảng hôm thứ Ba, nhưng người phát ngôn của ông ta thông báo rằng cuộc họp báo thường niên vào ngày thứ Năm sẽ tập trung vào vấn đề kinh tế.

Chiến thuật của Ngân hàng trung ương Nga đã làm sống lại ký ức nước Nga của thời kỳ khủng hoảng 1998, khi đất nước lún sâu vào nợ nần và siêu lạm phát đã biến sổ tiết kiệm của cả một thế hệ thành giấy lộn. Nổi lên nhờ giá dầu tăng, Putin đã giành phần lớn những năm đầu của thời gian cầm quyền để xây dựng các thể chế có thể đảm bảo cho một sự ổn định kinh tế. Kết quả là, nước Nga nay vẫn đang có nhiều nguồn lực để đối phó với khủng hoảng hơn hồi đó, bao gồm cả dự trữ ngoại tệ lớn thứ tư thế giới. Đầu tháng này, họ vẫn có dự trữ 416 tỷ đôla và con số này sẽ giảm đi 80 tỷ trong năm nay.   

Tới nay, lượng ủng hộ của ông Putin vẫn giữ mức cao kỷ lục. Nhưng những người làm công tác thăm dò cảnh báo rằng con số này có thể bị thách thức bởi tình trạng của nền kinh tế.

“Nếu nền kinh tế tiếp tục trầm trọng trong một thời gian dài sẽ là tình trạng mà thể chế của ông Putin cũng chưa bao giờ lâm vào.” – ông Denis Volkov (trung tâm thăm dò độc lập Levada ở Moscow) nói.

Giới bán lẻ nói rằng vào hôm thứ Ba đã có một số người Nga chạy vội đến cửa hàng tìm mua một số mặt hàng có giá trị cao như xe hơi hoặc các thiết bị khác trước khi chúng được niêm yết giá mới theo đà tăng của tỷ giá. Điều này gợi nhớ đến năm 1998, khi người tiêu dùng cố gắng chuyển tiền tiết kiệm của họ sang hàng hóa để giữ giá trị. Nhưng nay các gian hàng vẫn đầy ăm ắp.

Nền kinh tế Nga đã bắt đầu khủng hoảng từ trước tháng Ba là thời điểm Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraine và (bị cáo buộc) [2] tiếp tay cho bọn nổi loạn thân Nga ở Đông Ukraine. Những quyết định này đã châm ngòi cho một loạt lệnh trừng phạt của Phương Tây áp đặt lên nước Nga, căng thẳng nhất giữa hai phía từ sau Chiến tranh Lạnh. Tình hình không dễ đoán trước làm hoảng sợ các nhà đầu tư, và Ngân hàng trung ương đã dự đoán trong năm nay sẽ có khoảng 128 tỷ đôla Mỹ rút khỏi nước Nga.  

Điều kiện kinh tế kém đi nhanh chóng có thể thúc đẩy một sự hòa giải của nước Nga với Ukraine. Cũng trong ngày thứ Ba, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bỏ yêu cầu đối với Kiev phải tăng thêm quyền lực cho một số vùng của Ukraine, vốn vẫn là yêu cầu chủ yếu của Nga từ khi cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng Hai.

“Điều này để cho người Ukraine quyết định,” Lavrov nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh Truyền hình 24 của Pháp. “Chúng tôi không đề nghị một liên bang, chúng tôi không đề xuất một khu tự trị” – ông ta nói, mặc dù chính ông ta và cả Putin đã nhiều lần đề xuất chính xác như vậy. Một thỏa thuận ngừng bắn ở Đông Ukraine đã bắt đầu tuần trước và vẫn đang có hiệu lực, mặc dù cả NATO và Ukraine đều nói rằng Nga vẫn đang tiếp tục củng cố các vị trí của mình trong khu vực. Nga vẫn phủ nhận cáo buộc việc đưa quân vào vùng này.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John F. Kerry cũng đã khen ngợi động thái này của Nga, bước đầu dẫn đến việc nới lỏng các lệnh trừng phạt. “Có các dấu hiệu của những lựa chọn mang tính xây dựng,”  ông Kerry nói với các phóng viên ở Luân Đôn khi đề cập đến thỏa thuận ngừng bắn.

Chính phủ Nga cho rằng đến cuối năm nay lạm phát chỉ đạt 10% và nền kinh tế sang năm rơi vào khủng hoảng, một sự kết hợp nguy hiểm trong việc tăng đột ngột lãi suất hôm thứ Ba – cú tăng lớn nhất từ 1998 đến nay – vốn được dự định để hạn chế lạm phát với khuyến khích người dân Nga tiếp tục giữ tiền rub Nga không chuyển sang ngoại tệ.

Cuộc vỡ nợ của nước Nga năm 1998 đã châm ngòi cho khủng hoảng toàn cầu, “phang” thẳng vào các nền kinh tế mới nổi. Đến nay, những mối lo ngại một cuộc khủng hoảng tương tự vẫn còn đang im ắng, mặc dù vài “người hàng xóm” Kazakhstan và Belarus cũng đã có những kinh nghiệm nhớ đời. Thị trường chứng khoán châu Á trượt giá hôm thứ Ba chủ yếu do những báo cáo từ nền sản xuất của Trung Quốc. Thị trường Châu Âu thì linh tinh, còn thị trường Hoa Kỳ giảm khi đóng phiên giao dịch do các cổ phiếu ngành công nghệ giảm. Các công ty Nga hiện nay vẫn đang là con nợ của các Ngân hàng Phương Tây, nhưng các nhà phân tích đã nói rằng thậm có thể phần nào họ không trả được nợ, nhưng kinh tế toàn cầu sẽ không bị ảnh hưởng.

Thay vào đó, sự hoảng loạn ở nước Nga đã làm dấy lên những câu hỏi rằng mô hình kinh tế của đất nước, vốn dĩ phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu năng lượng, các nhà phân tích nói.

“Chúng ta đã mất lòng tin giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Đó là cơ chế,” ông Evgeny Gontmakher, cựu cố vấn kinh tế của Medvedev, hiện đang làm việc cho Viện phát triển đương đại, một tổ chức chính sách độc lập. “Đây có thể là một bước ngoặt lớn, không chỉ cho nền kinh tế, mà cho cả nước Nga.”

Trong vài tháng qua, đồng rub đã mất giá song hành cùng với giá dầu. Nhưng đồng rub đã bị bán tháo vào hôm thứ Hai, chính hôm mà giá dầu đi ngang, chính là bị gây ra bởi tâm lý lo lắng về động thái lôi thôi có vẻ mờ ám vào cuối tuần trước, rằng Ngân hàng trung ương đã in thêm tiền để cứu đại gia dầu mỏ Rosneft, các chuyên gia phân tích. Rosneft, Công ty hàng đầu sở hữu bởi Chính phủ Nga, lao đao vì lệnh trừng phạt và giá dầu giảm. Đứng đầu của Rosneft và cũng là người tin cậy của Putin, Igor Sechin đã phủ nhận, rằng không có điều xấu nào đã xảy ra cả.

“Trong hai ngày qua, giá dầu mỏ hoàn toàn ổn định nhưng ở Nga đã có hoảng loạn,” – Sergei Guriev, một nhà kinh tế học ở Đại học Sorbone, Paris nói. “Hoảng loạn này được châm ngòi bởi sự nhận ra rằng, Chính phủ Nga không có biện pháp gì cả.”

Nhiều người Nga, thậm chí cả những người có liên hệ tới nền kinh tế, nói rằng họ vẫn không đổ lỗi cho ông Putin về những khó khăn này.

“Mọi thứ đắt lên – nhu yếu phẩm, mọi thứ. Tiền lương thì không tăng, nhưng mọi thứ vẫn tiếp tục tăng,” bà Zhana Krivarogova, 55 tuổi cho biết khi đứng trước một cửa hiệu trung tâm Moscow. “Bây giờ mọi thứ sẽ khó khăn hơn, nhưng anh biết người Nga rồi đấy – chúng tôi đã quen rồi.”

Michael Birnbaum là trưởng văn phòng của “The Washington Post” tại Moscow. Trước đây ông đã từng là thông tín viên mảng giáo dục ở Berlin.
__________________
[1] “a dead-of-Tuesday-night decision” – một quyết định được ra vào lúc mọi người còn đang say ngủ đêm hôm thứ Ba.
[2] Người dịch thêm vào.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment