Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, May 21, 2015

Quát lác và to tiếng

Bôn Ba Nhi Bá có một ưu điểm là buổi sáng nghe chuông đồng hồ báo thức cái dậy ngay, không bao giờ phải gọi giục “bổ sung.” Vì cậu ta dậy sớm, nên được giao cho nhiệm vụ pha hai cốc nước muối để hai anh em xúc miệng và họng trước khi ăn sáng. Thường thì cô bé Ba Ba Nhi Bôn ngủ dậy muộn, anh trai đi học rồi mới dậy nên hai anh em buổi sáng ít gặp nhau.

Hôm nay thế nào hai anh em lại cùng dậy sớm – anh đang pha nước muối thì cô em cứ lanh chanh thò tay vào đòi cầm cái cốc để “tiến hành nhiệm vụ vệ sinh” luôn rồi còn ra sân chơi. Anh thì chưa khoắng cho tan muối nên phát bẳn lên, gắt em: “Chưa xong mà, anh đã bảo chưa xong lại cứ thò tay vào!”

Mình ngồi ở bàn chuẩn bị đồ ăn sáng, nghe thấy cậu ta khá to tiếng với em và bỗng nghĩ ra một chuyện. Bôn Ba Nhi Bá không phải học cái tật xấu ấy ở đâu cả, mà học chính ở… ba của hắn. Chờ cô bé con đi lên gác thay quần áo mình mới nói chuyện với Nhi Bá.

“Con này, vừa nãy ba nghe thấy con gắt em. Bình thường con rất ngoan, nhưng vẫn còn những tật xấu đó. Con biết tật xấu đó là ở đâu ra không?” “Không ạ.” “Ở ba ra đấy – nhà mình không có ai có tật đó, từ ông bà đến mẹ con, chỉ còn có ba có thôi. Từ năm ngoái đến giờ ba đã ít mắng các con hơn nhiều rồi, nhưng thỉnh thoảng ba vẫn gắt gỏng. Những lúc như thế, có khi bản thân mình không nhận ra đâu, nhưng người khác nhìn vào và cả người bị gắt thấy rất khó chịu. Bây giờ cả ba và con cùng sửa nhé!”

Tối qua cô em lại vào phòng học của anh lấy cái gì đó của anh, làm anh lại gắt em, và ba có mặt kịp thời để nhắc ngay. Tiếc là chẳng có ai nhắc ba như thế cả, mỗi khi ba gắt gỏng. Tối nay mình sẽ thử nói chuyện với cậu ta về phương án, mỗi khi ba gắt con, con nhắc lại ba xem thế nào – nếu làm được như thế thì có lẽ là một phương án tốt, vừa luyện được cho cậu ta cách cư xử dũng cảm, dám thẳng thắn góp ý và nhắc nhở người khác và chắc chắn mình sẽ phải cảm ơn lại cậu ta…

Đúng thế, chỉ có người ngoài nhìn vào mới thấy bộ mặt của ta biến dạng xấu xí đến cỡ nào khi cáu gắt, và người bị cáu gắt cũng bị bức xúc lây mà ảnh hưởng đến tâm lý và có khi dẫn đến những tai họa không lường trước được. Việc sửa chữa sai lầm không bao giờ là muộn không ai trong sạch tuyệt đối và ai cũng phải làm nhưng ai cũng có thể tham gia nhắc nhở người khác, kể cả con cũng nên tạo điều kiện cho chúng nó nhắc nhở cha mẹ…

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment