Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, December 15, 2016

Vu vơ 2 – Nợ tiền kiếp

Truyền thông mạng mẽo dậy sóng hai chuyện. Chuyện cô người mẫu trắng lóa lòa lòa cặp kè với ông tỉ phú gì đó hơn đến 45 tuổi. Chuyện anh ca sỹ khóc mếu, “tố cáo” mẹ mình vay nợ khắp nơi, chủ yếu từ các “fan” hâm mộ của anh ta.

Thấy thấm cái triết lý duyên nợ luân hồi. Duyên phải đậm lắm mới gắn được với nhau, chuyện tuổi tác chẳng thành vấn đề. Nếu dính tiền bạc vào đó thì lại càng chứng tỏ chúng ta đã nợ nần nhau từ tiền kiếp, bây giờ phải trả cho nhau.

Bố mẹ con cái gặp nhau vừa là duyên, vừa là phúc phận, vừa là nợ nần, ân oán. Anh ca sỹ nợ mẹ của anh ta, nên kiếp này phải trả nợ thay cho bà. Bây giờ lên truyền thông thông báo như thế, một mặt để người ta biết mà không cho vay nữa, cũng là cách để bà mẹ không còn điều kiện phạm tội thêm nữa. Mặt khác như thế có khi cũng là dứt tình, duyên cạn. Lo nhất là anh ta gây thêm oán thù với bà mẹ. Nếu bà tỉnh ngộ ra thì không oán anh ta, mà hàm ơn anh ta, oán thù được hóa giải là tốt nhất.

Các fan hâm mộ của anh ca sỹ cũng có duyên với mẹ con anh ta, cũng nợ nần ân oán… nên mới dính vào chuyện đó.

Phải chúng ta thì chúng ta làm thế nào nhỉ, nếu chúng ta là anh ca sỹ? Có lẽ anh ta quá mệt mỏi rồi, phần vì mất tiền, phần lớn do phiền não do những chuyện đó mang đến. Tiền thì chẳng ăn thua gì so với con số anh ta có thể kiếm được, chắc vậy. Khổ sở phiền phức là chính. Mình không nhận định thế nào là đúng thế nào là sai, nhưng chắc nếu đặt mình vào vị trí đó thì mình không dám làm vậy. Ơn nghĩa sinh thành lớn lắm, trả nợ đến hết đời chưa xong mà.

Ước mơ chỉ được trả nợ cho cha mẹ, dù chỉ một đồng hay cả tỉ đôla nếu có, mà chắc gì đã được làm. Nhiều người còn chưa biết trả nợ giúp cha mẹ đã khuất bằng cách nào. Thôi một tấm lòng, một câu niệm Phật, cầu Chúa gửi tới cha mẹ đã khuất vậy.

Chờ một câu từ môi của bất kỳ ai, “mẹ mãi mãi là mẹ của con.”

Muốn nhắc các bạn báo chí, khai thác nó vừa vừa thôi, dù là đưa tin thông tấn không bình luận. Người làm việc tốt các bạn khen là tạo phúc, người làm việc chưa tốt các bạn cứ tung hê lên thì tai vạ lớn lắm.

Lại đọc một status của một ông bạn Facebook nhiều tuổi hơn mình, lo lắng về việc những phê phán thói hư tật xấu trong xã hội sẽ ảnh hưởng, làm phiền những người bạn khác trên Facebook.

Trước mình cũng hay chửi đời, chửi chế độ… trên mạng. Dần dần nhận ra điều đó có 3 yếu tố dẫn tới. Một, là tập khí được huân tập từ lâu đời có trong mình, thấy cái gì chướng tai gai mắt cũng sinh sân hận. Hai, thấy mình hơn người khác, mình đúng, người khác sai nên đặt mình ở vị trí cao hơn, có quyền phê phán. Ba, (không cảm thấy đâu) là người khác có lẽ nợ mình từ kiếp trước, ít nhất là đã từng chửi bới mình và mình muốn đòi nợ.

Về “một,” nên sửa để thanh thản hơn, tâm trong sáng hơn, do đó khỏe mạnh hơn. “Hai,” người khác cũng như mình, đều là người cả, mình cũng như người khác, đều là người cả, ai chẳng có tật xấu. Nhìn được những thói hư tật xấu là tốt, phản ánh là nên, nhưng không phải với tư cách cao hơn người khác, mà là cùng chia sẻ, cùng sửa chữa. “Ba,” nợ nần bỏ được là tốt, oán thù bỏ xuống thì không gây oán thù mới nữa…


Tham gia thảo luận trên Facbook tại đây 

No comments:

Post a Comment