Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Friday, September 8, 2017

Chụp ảnh trên đường tàu dưới góc độ pháp lý

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Cứ thỉnh thoảng trên “báo mạng” lại xuất hiện bài về “Bộ ảnh trên đường tàu của nhiếp ảnh gia chấm chấm chấm…” hay gần đây bắt đầu có những ý kiến về việc chụp ảnh trên đường tàu là nguy hiểm. Vậy từ góc độ pháp lý, thì việc chụp ảnh trên đường tàu sẽ được nhìn nhận ra sao?

Nói gì thì nói, cũng phải dựa trên căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, mà thuộc lĩnh vực của một ngành nào đó văn bản cao nhất thường là Luật. Luật đường sắt do đó ra đời từ năm 2005, đáng tiếc là rất nhiều người, trong số đó phần lớn các nhiếp ảnh gia, không biết đến nó. Mới đây nhất là Luật đường sắt số 06/2017/QH14 năm 2017, được Quốc hội ban hành ngày 16 tháng 6 năm nay (mới cứng.) Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2018. Tuy nhiên cả hai luật, về hành vi chụp ảnh trên đường tàu đều được nhắm tới:

Điều 12, khoản 11 luật 2005 nghiêm cấm “Đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt đang tuần đường hoặc đang sửa chữa, bảo trì đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.”

Điều 9, khoản 10 luật 2017 nghiêm cấm “Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.”

Mặc dù chưa được quy định rõ như luật 2017 trong đó “chụp ảnh” được gọi là “(các) hành vi khác” nhưng ở Luật 2005, việc chụp ảnh có thể là “đi đứng nằm ngồi,” đặc biệt là việc chụp mẫu trên đường tàu, cả tay máy lẫn mẫu đều có thể phải đi, đứng, nằm, ngồi, diễn ưỡn ẹo… trên đường tàu, đều bị nghiêm cấm.

Việc các nhiếp ảnh gia không biết có luật, và không biết đang vi phạm pháp luật, không phải lỗi của luật, mà là lỗi của nhiếp ảnh gia, vì trước hết cần phải là công dân đã. Hầu hết nhiều chuyện trong cuộc sống, pháp luật bắt buộc công dân phải “biết” các quy định của Luật, như đã đi ra đường phải biết gặp đèn đỏ thì dừng, chứ không phải bảo “tôi không biết nên tôi thích tôi cứ đi” được.

Vậy vi phạm bị xử lý ra sao? Hình thức xử lý vi phạm được quy định cụ thể trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 1tháng 8 năm 2016, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Về câu hỏi đi qua đường sắt như thế nào khi Luật nghiêm cấm – xin giải thích rõ, “đi cắt ngang qua đường sắt” khác với “đi trên đường sắt.” Việc đi cắt ngang qua đường sắt vẫn bị nghiêm cấm nếu đi qua không đúng nơi được quy hoạch được mở đường ngang (có quy định rõ trong luật.) Như vậy những đường ngang dân sinh được mở tùy tiện được coi là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên do tình hình thực tế sao đó, những vi phạm kiểu như vậy thường không bị xử lý.

Vậy trách nhiệm của người phát hiện vi phạm như thế nào, cụ thể là trường hợp túm được cả nhiếp ảnh gia lẫn mẫu đang “tác nghiệp” trên đường tàu? Theo quy định tại điều 40 Luật đường sắt 2017 thì: “Tổ chức, cá nhân phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.” (Khoản 2) “Hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.” (Khoản 3)  

“Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông vận tải đường sắt có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Lực lượng Công an và chính quyền địa phương các cấp nơi có đường sắt đi qua, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.” (Khoản 4)

Như vậy nếu phát hiện vi phạm an toàn giao thông đường sắt thì phải… báo công an, hi hi, việc chụp ảnh bốt Phây, không phải là hình thức tốt vì gây tranh cãi, mất đoàn kết, he he he…

Trong một số trường hợp, nếu vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, ví dụ như xảy ra tai nạn, chết người… tùy mức độ mà những người liên quan có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, nghĩa là không còn bị xử lý hành chính nữa. Rủi ro thì lúc nào chẳng có thể xảy ra.

Vậy thì còn có thể chụp ảnh trên đường tàu nữa không? Được chứ sao không – những đường sắt bỏ hoang là những điểm chụp ảnh rất tốt, ngay trong một số ga cũng có nhiều đường sắt như vậy. Hà Nội có ga Yên Viên và ga Văn Điển, chắc chắn sẽ có vài đoạn đường sắt lâu chẳng dùng đến, vào đó “gạ” các cán bộ cho chụp chắc là được. Vào ga chụp còn có một thứ mà trên đường tàu ở ngoài không có là bộ “ghi” chụp cũng cực đẹp. Nếu thèm cái cầu thì song song với quốc lộ 18, đoạn gần Phả Lại có khúc đường sắt làm từ lâu rồi vẫn chưa xong, có cả cầu. Tuy nhiên đoạn đó có trèo lên được hay không, độ nguy hiểm đến đâu (rơi mẫu xuống sông chẳng hạn) thì mình không biết đâu nhé…

Thế đấy, hóa ra những điều đơn giản, mà xem ra cũng chẳng đơn giản…


Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment