Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu, Singapore 2018 |
Thân làm cái anh thấp cổ bé họng,
thậm chí chơi Phây “trăm lai” còn không được nữa là 500 một nghìn like, từ mấy
hôm nghe truyền thông nổ choang choảng về triển vọng hòa bình bán đảo Triều
Tiên, bình thường hóa quan hệ Mỹ Triều và bỏ cấm vận, rồi vai trò hòa giải của
Việt Nam, có bố trẻ nào đó còn mơ thấy Hiệp định hòa bình Hà Nội 2019 như Paris
1973… thấy mà ghê hết cả người. Nói thật lòng, đến người Việt Nam mình mới nhau
nghe còn ngượng tai, nữa là người ngoài nhưng thông tỏ như lão Carl Thayer chẳng
hạn.
Không muốn nói trước lại sa
luôn vào cái bẫy “nói trước bước không qua” của truyền thông nước nhà đôi tuần
nay, nhưng đã dự từ trước là chuyện không thể có kết quả ngon nghẻ ngay được. Cần
phải nhìn lại những sự kiện lịch sử tương đương như thế này:
-
Năm 1994, Hoa Kỳ bỏ hoàn toàn các lệnh cấm vận với
Việt Nam
-
Năm 1995, bình thường hóa quan hệ hai nước Việt
Nam Hoa Kỳ.
Nhưng thực tế, trước đó đã có
cả một quá trình khá dài hai nước đánh tiếng qua lại với nhau, trong đó có cả
việc Việt Nam cộng tác với Hoa Kỳ trong vấn đề POW-MIA (tù binh chiến tranh và
lính Mỹ mất tích,) đồng thời đến thời điểm đó, Việt Nam đã mở cửa cải cách kinh
tế được 8 năm với sự kiện đáng ghi nhận nhất là Hiến pháp 1992 công nhận nền
kinh tế thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra những động thái khác
để gây lòng tin như rút quân khỏi Cambodge hay nỗ lực bình thường hóa quan hệ với
Trung Quốc, cũng như quan hệ với các nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á… Cần
phải nói một trong những kiến trúc sư kỳ tài của công trình vĩ đại này là cố Thủ
tướng Võ Văn Kiệt.
Những điều trên đây, hoặc
chúng ta không được tiếp cận thông tin, hoặc là cũng hầu như không có trong
quan hệ Hoa Kỳ - Triều Tiên. Vấn đề lính Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh Triều
Tiên thập kỷ 1950 vẫn chưa được giải quyết, chưa rõ Triều Tiên có ý định sẵn
sàng mở cửa kinh tế hay không và mới đây còn bắn tên lửa ra biển, cũng như tiến
khá sâu vào lĩnh vực hạt nhân và không hề giấu giếm thái độ hiếu chiến… Xuất
phát điểm như vậy sẽ không thể có được một kết quả “uỵch một phát” tự dưng dỡ bỏ
lệnh cấm vận được. Nước Mỹ là nước Cộng hòa Tổng thống, nhưng chính thể Đại nghị
vẫn giữ thế mạnh, Tổng thống không dễ gì qua mặt Nghị viện nhất là trong giai
đoạn hiện nay vẫn còn đấu đá kịch liệt giữa hai đảng Con Voi và đảng Con Lừa.
Về quân sự, nhiều người cho rằng
Triều Tiên không phải tay vừa, có cả vũ khí hạt nhân thì cực kỳ đáng sợ. Đương
nhiên là đáng sợ, nhưng không phải là không trị được. Chúng ta cần hình dung một
cuộc chiến tranh nếu nổ ra thì tan nát hết, nhưng cũng có hai mặt, mặt khác nó
thúc đẩy những phát triển mạnh mẽ như của công nghiệp quốc phòng, của sự vớ bẫm
của giới tài phiệt vũ khí… Thời nay là thời của vũ khí công nghệ cao có điều
khiển, nhưng quan trọng hơn cả là khả năng mang vũ khí tới gần lãnh thổ đối
phương, điều mà Triều Tiên không làm được nếu có xung đột với Hoa Kỳ. Điều đó
cũng có nghĩa nếu có xung đột, thì sẽ có xung đột trực tiếp giữa các lực lượng
mà Hoa Kỳ làm trung tâm và xung quanh có thể có Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhiệm vụ
chính của Hoa Kỳ là bảo vệ đồng minh gồm có dân cư, các cơ sở kinh tế và quốc
phòng… Cuộc chiến do đó khó có thể nhích lại gần lãnh thổ Hoa Kỳ và thực tế
chưa có gì chứng minh được rằng, Triều Tiên có khả năng đưa vũ khí tới gần đất
Mỹ bằng tàu ngầm hoặc tàu nổi – thứ khó địch lại được với Hoa Kỳ vốn là cường
quốc hải quân.
Hiện nay, qua những cuộc thử
nghiệm bắn tên lửa, Triều Tiên đang cho thấy một khả năng đáng gờm về tên lửa tầm
xa (phóng được cả vệ tinh nhân tạo) và tên lửa tầm trung – nhưng đều bắn từ đất
liền, vụ bắn thử từ tàu chiến mãi đến năm 2016 mới làm thành công. Tuy nhiên với
tên lửa tầm xa, việc chống hoàn toàn không quá khó khăn với rất nhiều lớp lá chắn
Hoa Kỳ có thể thiết lập được ở Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như trên các tàu nổi,
hay ở Alaska. Trong khi đó để tấn công hiệu quả chỉ có thể dùng tên lửa tầm
trung và tầm ngắn. Tầm trung thì như trên tôi đã viết, khả năng của hạm đội Triều
Tiên chưa chứng minh được và nếu có thì cũng chắc gì đã đọ được với hải quân
Hoa Kỳ, còn tầm ngắn thì không rõ Triều Tiên có triển khai được các máy bay
không người lái đến gần không phận Hoa Kỳ mà không bị bắn hạ hay không.
Đến đây chúng ta có thể hình
dung, Triều Tiên có thể đáng sợ, nhưng nếu có phải đánh nhau thật thì cũng chẳng
tuổi gì với Hoa Kỳ và đồng minh.
Quay lại với câu chuyện của
chúng ta, những sự kiện vừa diễn ra cho thấy khả năng phân tích chiến lược của
Việt Nam quá kém, cực kỳ có vấn đề. Ngay sáng nay (28/2) ông TS TVT lên ti vi
chém choang choang như đúng rồi về triển vọng, cũng như tối qua ông nào còn “thế
giới chưa hòa bình thì Việt Nam còn chưa yên tâm…” nhưng rõ ràng, như dân gian
vẫn nói, “30 chưa phải là Tết.” Đây là một bài học rất quý giá cho giới phân
tích chiến lược Việt Nam. Chúng ta nên nhớ rằng để có một Paris 1973, đã có mười
mấy năm đổ máu và cuối cùng là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không!
No comments:
Post a Comment