Wednesday, August 29, 2012

Tu luyện tâm xả


Trích từ sách: An Open Heart
Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn


Để bày tỏ lòng thương chân thật đối với mọi người, chúng ta phải xóa bỏ sự thiên vị trong thái độ của chúng ta đối với họ. Ý nghĩ bình thường của chúng ta đối với kẻ khác luôn bị khống chế ảnh hưởng bởi những cảm xúc phân biệt và dao động. Chúng ta có cảm giác gần gũi với người chúng ta thương. Đối với những người lạ hay không quen chúng ta cảm thấy xa cách. Và đối với những kẻ chúng ta thù ghét, không thân thiện hay cách biệt, chúng ta cảm thấy ác cảm hay khinh miệt.

Sunday, August 26, 2012

Tiền ông Thúi


Tiền giả
Một lần phải lên sân bay Nội Bài đón người nhà, mượn tạm cái ô tô tầm tầm của anh bạn để đi cho nó tiết kiệm. Qua trạm soát vé đưa 10 nghìn, pôlime. Cậu soát vé gườm gườm nhìn tờ tiền, lật đi, lật lại rồi gắt gỏng: “Có tờ nào khác không?”.

Saturday, August 18, 2012

Cheo leo Hà Giang (5) – Nhà cụ Vương Chí Sình (2 và nốt)

Nhà ngang, cạnh chuồng ngựa.
Cái cây trước cửa nhà mới bị đổ do mục ruỗng
Thấy bảo mấy năm trước, người ta xin được kinh phí 7 tỷ đồng để trùng tu tòa dinh thự nay đã là di tích lịch sử. Nhưng chính cái vấn nạn trùng tu đó (mà nó đang hoành hành khắp các di tích trên toàn cõi Việt Nam hiện nay) một mặt thì có vẻ làm cho tòa nhà chắc lên một tí, nhưng mặt khác, làm cho nó có vẻ lai căng với những ổ cắm Clipsal, với bóng nêông Rạng Đông, với những bảng chỉ dẫn phoócmica và chằng chịt dây điện trên trời. Nhìn mà phát nản, nhất là về nhà xem lại ảnh chụp. Chẳng nhẽ lại Phôtôsốp cho hết dây điện đi?

Friday, August 17, 2012

Cheo leo Hà Giang (4) – Nhà cụ Vương Chí Sình (1)



Từ Yên Minh mà đi luôn Mèo Vạc thì gần được nửa đường, nhưng không vòng qua nhà cụ Vương Chí Sình và thị trấn Đồng Văn (nếu đi vòng thì hết gần 100km – đi thẳng 47km).

Wednesday, August 15, 2012

Kết đoàn cùng Việt Nam đấu tranh


Mùa xuân năm 1979. Một ngày người lớn đi họp ở tổ dân phố, rồi ông cậu cùng mấy bác ở phố đào một cái hố ngoài vỉa hè ngay trước cửa. Cứ cách năm chục mét lại có một cái như thế. Bọn trẻ con thích lắm, nhảy lên, nhảy xuống suốt.

Tuesday, August 14, 2012

Cái bắt tay


Hồi bé mỗi lần được mẹ đưa sang thăm ông nội, đều được ông nội bắt tay. Ông quý thằng cháu nội lớn nhất, “ẩn tuổi ông” là mình, nên thường ngồi nói chuyện rủ rỉ với mình rất lâu. Ấn tượng nhất là cách ông bắt tay thằng cháu học tiểu học. Dáng ông cao, gầy, nên ông cúi xuống, nắm chặt bàn tay nhỏ xíu của thằng cháu. Tay ông cũng gầy, hơi nhăn nheo, nhưng khô, âm ấm.

Monday, August 13, 2012

Đường vào cõi Phật


Nếu đi Yên Tử vào thời điểm không phải mùa hành hương trảy hội, đi mà thong thả thôi, thì rất tuyệt. Ta sẽ có thời gian rẽ vào chỗ nọ chỗ kia, vì trên đường từ quốc lộ 18 vào đến chân khu di tích danh thắng Yên Tử còn mấy chùa nữa.

Saturday, August 11, 2012

Một trường tiểu học ở Chennai


Đi lang thang ở Chennai bỗng gặp một trường tiểu học đang tập trung. Lạ chưa, ở Ấn Độ cũng học hè à? Tưởng chỉ có Việt Nam ta mới có kiểu tra tấn bắt trẻ con đi học cả mùa hè chứ nhỉ?

Tuesday, August 7, 2012

Con người Hà Giang (6) – Chợ Phố Cáo (2 và nốt)


Ngày nay trang phục của bà con trên này đã có thêm chiếc mũ bảo hiểm. Đi cả ngày mới gặp một vài anh CSGT, cũng hiền lành, thấy bảo chẳng mấy khi phạt bà con, chỉ nhắc là chính – nhưng bà con vẫn chấp hành nghiêm chỉnh. Thế mới biết là bà con còn chấp hành pháp luật hơn cả nhiều nam thanh nữ tú tự cho mình là “văn minh” vẫn lượn SH, Liberty, LX… ở Hà Thành.

Monday, August 6, 2012

Con người Hà Giang (5) – Chợ Phố Cáo (1)


Xã Phố Cáo, Huyện Đồng Văn, Hà Giang có chợ Phố Cáo – họp chợ ngay ven đường Quốc lộ 4B. Gặp phiên chợ, bà con có thể phải đi bộ từ vùng cao xuống rồi lại đi về mất cả một ngày.

Wednesday, August 1, 2012

Những người tôi gặp ở Chennai (1) – Những người già


Ông cụ ở nhà ga
Tôi rất thích chụp ảnh ông già, bà già. Giá chụp được các cụ một cách tự nhiên trong cuộc sống là thích nhất, nhưng ở Ấn Độ, chụp được như thế rất khó. Cứ hễ nhìn thấy có người chụp ảnh mình là các cụ sang sửa quần áo, dù rất xuềnh xoàng, ngồi nghiêm trang, nhìn thẳng vào cái máy ảnh.