Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Sunday, June 2, 2013

Chuyện phố, chuyện xá

Ở phố, nhất là khu phố buôn bán, thật là một môi trường phức tạp và nhiều chuyện, kể lại thì cũng khó, nhưng không kể, thì tiếc.
 
Trong các bài “Những ánh đèn qua ô cửa sổ”, “Đời sống văn hóa, văn nghệ thời bao cấp” tôi đã kể sơ sơ về đời sống văn hóa, tinh thần, giải trí của bà con thời đó – những năm 1980 – “thời của chúng tôi”. Nhưng đó mới chỉ là một mặt của cuộc sống mà thôi. Cuộc sống – muôn màu muôn vẻ và nó còn có những mảnh khác, những mảnh xam xám và những mảnh tối hẳn. Ngày nay thì chúng ta có khi chẳng coi những mảnh đó là tối, nhưng hồi đó, thì nhiều khi chúng lại bị nhìn nhận như những điều rất xấu xa, hay bị gán cho cái mác “tàn dư của chủ nghĩa tư bản” hay mác “những tệ nạn xấu xa của xã hội”.

Buổi tối mùa hè chúng tôi hay lên gác thượng nằm ngắm trăng sao, ngắm chán, quay ra ngắm cửa sổ của các căn hộ bên khu tập thể Nguyễn Công Trứ - một việc làm hết sức thú vị. Cùng một khu nhà, cách nhau chỉ một bức tường thôi, mà đã là cả một thế giới khác. Nhà thì thắp đèn đỏ, nhìn phát ngốt. Nhà thì dùng đèn néon, mát lạnh. Người ta nhìn ra thì không thể nhìn thấy mấy chú nhóc mười mấy tuổi ngồi trên trần nhà tối đen, nên có cảnh giác gì đâu.

Có nhà, sử dụng ban-công lô gia để làm chỗ thay đồ cho mấy chị thanh nữ mới lớn của gia đình. Hôm nào cũng được một chầu no mắt, những bầu ngược thanh nữ nho nhỏ, căng mẩy đầy sức sống đem đến cho bọn lóc nhóc chúng tôi một sức kích thích ghê gớm. Những cảm giác nhục cảm, xác thịt chưa rõ ràng trào lên mà không biết sau này nó sẽ như thế nào.

Ngay bên cạnh là nhà một anh thanh niên tóc dài kiểu Modern Talking dễ thường gần 30 tuổi. Cứ tối thứ Bảy, anh dẫn về nhà một cô bạn gái. Họ ôm nhau ngồi trên giường. Cứ khoảng 9h thì anh thanh niên vật cô bạn ra, nằm đè lên trên. Họ diễn cảnh làm tình, nhưng… không hề cởi quần áo, cứ thế, hì hà hì hục một lúc, rồi nằm lăn quay ra thở, cuối cùng là tắt đèn kéo nhau đi đâu đó, chắc anh ấy chở chị ấy về. Bây giờ thì bọn trẻ con hết cấp hai, đầu cấp ba chúng nó chẳng chở thẳng nhau vào nhà nghỉ, cần khỉ gì làm cái trò “petting” (*) đó.

Thời nào thì vẫn có cái nghề “cao quý” và có lẽ, thực sự lâu đời: mua vui cho các quý ông. Trong “Những ánh đèn qua ô cửa sổ” tôi có kể về hai chị Dung ở phố làm cái nghề đó. Bây giờ đọc trên “báo mạng” mới thấy người ta đang phàn nàn về sự “già hóa” của nghề này – cũng do “khách hàng” đa dạng hơn: các tầng lớp lao động thuộc nhiều lứa tuổi tràn ra thành phố kiếm sống. Thời bao cấp, các chị về hưu sớm hơn – có lẽ thế. Như hai chị Dung nghỉ việc một thời gian vài năm là lấy được chồng. Bây giờ thì mọi thứ sẵn có, kể cả các đồ chơi tình dục, nhưng thời đó, đâu có dễ như thế. Bọn mấy con bé con ở phố toàn được các chị “hưu trí” kia nhờ ra chợ mua dưa chuột để… tự giải quyết. Có ông bác về hưu thật, sáng nào lên sân thượng khu tập thể hít thở không khí trong lành, và đều như vắt chanh, nhặt được một hai quả dưa chuột tươi rói, về chỉ việc rửa và ăn… ông hồn nhiên thắc mắc rằng không biết ai vứt ra, phí thế… mãi về sau bọn đi mua dưa chuột mới ghép thông tin vào thì biết là ông bác toàn chén… sex-toy. Chà chà chà…

Tụ điểm của khu vực mạn trên của quận Hai Bà Trưng và mạn dưới của Hoàn Kiếm, là vườn hoa Pasteur, khu vực xung quanh trường dược. Hồi đó trẻ con, chỉ nghe các thanh niên lớn ở phố thì thào chuyện góp tiền đi “chơi”. Hầu hết là rủ nhau vào chỗ tối, vào công viên… và khá nguy hiểm: cướp bóc, trấn lột và bị công an đuổi bắt.

Nói chuyện với chú em làm cùng, chú ấy kể hồi đó chú ấy có trò đi bật đèn hù dọa các đôi, vốn hay trèo lên cái thềm nhà tối của bà chú ấy “hành sự”. Kể cũng khổ thân, đang “phê” mà đèn đóm tự dưng sáng lòa lên như thế, thử hỏi như chúng ta bây giờ, bố ai mà chịu được?

Còn một ông anh trên Facebook kể, nhà anh ấy ở chỗ trường Dược bây giờ, có nuôi con béc-giê rất to. Tối nào nó cũng đòi dắt đi vệ sinh ị đái, và khi phi ra đến ngoài đường, nó lao ra ngửi mỗi cô gái đứng đường một cái…

Phố bên cạnh có anh thanh niên có người nhà đi tàu viễn dương, mua cho một cô gái bằng cao su. Anh ta dùng chán, đem cho thanh niên ở phố thuê, thu tiền. Cái món đó thường đi kèm lọ bôi trơn, họ dùng hết từ tám mươi đời và chuyển sang dùng… xà phòng. Khiếp hồn, chẳng biết mỗi lần dùng xong có vệ sinh kỹ lưỡng không, chứ khả năng lây lan bệnh tật có là cái chắc.

Về sau tụ điểm còn là đê Trần Khát Chân, cứ là kinh khủng luôn, không dám đi vào chỗ đó ấy chứ: các cô gái bây giờ còn là những con nghiện, thân tàn ma dại, ban ngày đi qua thấy họ vật vờ như nhữ con ma, ghẻ lở, trông phát khiếp. Buổi tối nhập nhoạng, son phấn vào, lại hoạt động…

Ngẫm ra, thời nào cũng vậy, tất cả những nhu cầu của con người bình thường, người ta đều tìm cách để được thỏa mãn. Nhiều nước họ nhìn nhận đó là một nghề để dễ quản lý. Ta thì coi đó là chà đạp thân xác, nhân phẩm của phụ nữ (bây giờ có cả nam giới nữa), cuối cùng thì cấm không được, quản cũng không xong, bắt cóc bỏ đĩa thật không đâu vào đâu.

Khi tôi post bài “Đời sống văn hóa, văn nghệ thời bao cấp” lên Facebook, có một bà chị bình luận luôn “Thanh niên Hà Nội ( những đôi yêu nhau) một thời mua vé vào rạp xem phim với mục đích là được cầm tay nhau, ngồi cạnh nhau và hôn nhau... chứ xem phim cái giề... vì thời đó trong các công viên vườn hoa hôn nhau dễ bị công an bắt, lập biên bản, bắt về đồn...”. Đúng thật, thời đó ngoài việc không có chỗ chơi, đời sống tinh thần không được thỏa mãn, còn là sự o ép, “nâng cao quan điểm”, khi mà những cảnh hôn nhau trên màn ảnh còn bị thợ chiếu phim lấy tay che mất… thì thanh niên biết chơi cái gì?

Khổ, thành phố ba chục năm sau, chỗ chơi cho tuổi trẻ còn ít hơn. Người các tỉnh kéo về định cư ùn ùn, chỗ để ở còn chẳng có nữa là chỗ chơi. Lại còn đầy là hiểm họa rình rập bọn trẻ con nhà chúng ta ở cả thế giới ảo lẫn thế giới thật. Lo quá!


(*) Petting là trào lưu của thanh niên phương Tây, có thời do sự lan tràn bởi bệnh hoa liễu và để tránh thai, họ làm mọi trò, trừ quan hệ tình dục và cuối cùng vẫn đạt được sự thỏa mãn về thể xác. 

No comments:

Post a Comment