Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Friday, May 31, 2013

Cái gì đúng và cái gì sai?

Có lần chat với một bạn sinh viên, thấy bạn ấy… đúng y như mình ngày xưa. Thích phân minh, rõ ràng, “tiền bạc phân minh, ái tình là dứt khoát” – oách lắm.

Thanh niên, sống rạch ròi được thế là tốt.
 
Khi đi làm, hay tranh cãi, tranh luận nảy lửa. “Quan điểm của tôi thế này, của anh thế khác…” khiếp lắm. Gớm, cái trò “nâng cao quan điểm” cũng đến là kinh khủng. Nhớ ông nội bọn trẻ con nhà mình kể ngày xưa đi làm, đùa với cô cùng phòng một câu mà vớ vỉn ông trưởng phòng “nâng cao” bẩu là “quan hệ nam nữ không đứng đắn” là toi luôn rồi. Hồi đó thì dù anh chuyên môn có giỏi đến đâu, nhưng “tư cách có vấn đề” là khỏi phấn đấu luôn.

Đến thời mình đi học cấp ba, có lần ông thày chủ nhiệm dọa “nghịch quá cho hạnh kiểm trung bình”, mà đã hạnh kiểm trung bình, thì có đủ điểm học sinh giỏi, tiên tiến… thì cũng chỉ “đạt” danh hiệu học sinh trung bình mà thôi. Thấy bẩu bên Tây người ta chuyện gì đi chuyện ấy: điểm số là điểm số, còn hạnh kiểm thì là đánh giá của người khác (kể cả thày giáo chủ nhiệm cũng là “người khác”) thì chỉ là chủ quan thôi…

Khổ cái, thường thì cán bộ tổ chức, và mấy ông trưởng phòng cán bộ tập kết, kháng chiến về… thường kém về chuyên môn mà lại phải giữ chức vụ, nên mấy ông đại học như ông nội bọn trẻ nhà mình, hay bị hành cho lên bờ xuống ruộng.

Và cũng hay nâng cao “đúng, sai, lập trường, giai cấp”. Với cách nhìn ấy, thì ban ngày kết thúc phải sang ban đêm, đen trắng là phải phân minh… nhưng mà nếu như thế thì chẳng bao giờ có những bức ảnh kiệt tác chụp lúc bình minh và hoàng hôn cả. Cũng chẳng có những áng văn chương hay bản nhạc trữ tình kiểu “Chiều tím”…

Đức Phật nói đại để, đừng nên cố phân biệt ban ngày với ban đêm, đen và trắng… tất cả những cái đó, chỉ là hai mặt của một sự vật, hiện tượng mà thôi. Mác và Ăngghen thì lại thích “chuyển hóa của các mặt đối lập”. Với triết lý phương Đông, có lẽ chẳng cần phân biệt rạch ròi đến thế, vì chúng vẫn chỉ là một thôi. Ngay cả cái “có” và cái “không” cũng vậy – trong “sắc” có “không” và trong “không” có “sắc”.


Vì thế các bạn trẻ ạ, đừng cố phát ngôn “quan điểm của tôi là…” – đã “quan điểm” là có đúng có sai. Nhưng chúng ta là con người bình thường, nay đúng mai sai, chuyện này đúng, chuyện kia sai là bình thường. Vậy tại sao lại phải gân cổ lên với nhau làm gì?

No comments:

Post a Comment