Tuesday, May 13, 2014

Tại sao rắn hổ mang lại múa?

Cặp vũ công
Cách đây hai năm hoặc hơn, mình có lọ mọ vào chơi trên diễn đàn Webtretho, “chém” ác luôn và cũng nhờ thế quen khối thým, dì hay ho, dẫn nhau sang Phây chơi tiếp, có ẻm còn “gá nghĩa xui gia” dí dủm ra phết… Buồn cười nhất là ở “bển”, còn nhiều thým nhiều mợ rất “úi xời ui, kênh quớ”…

Hôm nay nhân tháng Năm, mùa sinh sản của rắn hổ mang xin kể lại một chuyện “kênh quớ” ở bên đó. Xin giữ nguyên các lỗi chính tả, chế bản… (nếu có) để tôn trọng “tác quyền”.

MÌnh biết đã có một top nói về vấn đề này , nhưng mình không tìm thấy nên mình mạo muoij mở top này . mong mod thông cảm , nếu không thì chuyển nhé . MÌnh không phải tuyên truyền gì đâu, chỉ là một câu chuyện có thật mới xảy ra tại quê mình làm xôn xao làng xóm mấy bữa nay . 
CHuyện là hôm 15 tháng 4 vừa qua , thôn Ba xã Nam giang quê mình có làm lễ khánh thành con đường vào lăng mộ cụ Quận . KHi dân làng đang làm lễ thì có một đôi rắn hổ mang từ phía sau đền bò ra , trước mặt dân làng hàng mấy trăm người mà đôi rắn không hề sợ hãi , cất cổ bành mang múa quấn vào nhau , đôi rắn múa hơn 20 phút thế nhưng điều kỳ lạ là rất nhiều người đưa điện thoaik , máy camera ra quay , nhưng tất cả các máy đều trắng xóa , duy nhất có một anh quay được ! Sau đó có một đàn rắn con khoảng 6-7 chục con nối đuôi nhau bò ra , cả đàn rắn nối đuôi nhau bò quanh mộ cụ sau đó bò đâu mất . Ngôi đền này rất thiêng , những ai có oan khuất đến kêu lễ đều được giải oan , có người mất tiền đến kêu lễ sau 3 ngày thấy bọc tièn vứt trước cửa nhà và một lá thu xin lỗi .

Vậy chúng ta có thể đánh giá “sự kiện” này như thế nào?

Rắn hổ mang (Cobra) - tên la-tinh là Naja atra là một loài rắn độc thuộc Họ Rắn hổ (Elapidae), bộ Có vảy (Squamata).

Con rắn hổ mang nổi tiếng nhất là ở bản nhạc Phiên chợ Ba tư (In a Persian market (Albert W.Ketélbey)) trong đó có đoạn tiếng kèn của người làm xiếc rắn hổ mang rất hay.


Con rắn hổ mang thường được vẽ làm biểu tượng vì nó bạnh cổ ra rất đẹp và dữ dằn, trên thực tế nó không phải là loài độc nhất và nguy hiểm nhất - theo như mình còn nhớ bà cụ thân sinh ra mình (là cô giáo dạy sinh vật) thường nói rắn nguy hiểm nhất là rắn lục, nó thường ở trên cây, và khi cắn, nó sẽ cắn vào mặt hoặc cổ; là những vị trị vừa gần trung ương thần kinh, vừa không thể buộc garô được.

Bản thân con rắn hổ mang thính giác rất kém, nên nó không thể nghe thấy tiếng kèn của người làm xiếc rắn. Đơn thuần, vũ điệu của nó là phản xạ tự vệ trước hành vi của người làm xiếc, nó uốn éo theo những cử động của anh ta. Nhiều người làm xiếc cẩn thận thường khâu miệng nó lại, hoặc bẻ nanh, vô hiệu hóa nọc độc của nó.


Rừng Việt Nam là rừng nhiệt đới, có nhiều rắn. Mình có một người bạn là kiểm lâm ở Vườn quốc gia Ba Bể, anh ta mê nuôi gà chọi. Một buổi sáng sớm ra chuồng gà anh ta bị một con rắn cắn, may mà được một ông lang người dân tộc Tày chữa, nếu không có thể mất tay hoặc mất mạng. Mu bàn tay bây giờ còn rúm lại như bị bỏng nặng, những ngón vẫn cứng rất khó cử động. Anh ta bảo đó là con hổ mang to bằng cổ tay, thường thì nó sợ người, không dám tấn công, nhưng khi nó tưởng bị tấn công, nó sẽ cắn. Đi rừng gặp thường xuyên, không bao giờ nó chủ động tấn công mà thường lẩn trốn.

Vụ hai con rắn múa vờn không phải là hiếm gặp. Mùa giao phối của rắn hổ mang là vào khoảng tháng 5 Dương lịch, vào thời điểm đó mà có một huyện người đứng xem, sorry, đến mình còn cáu chứ nói gì đến rắn hổ mang, nó múa không thôi còn nhẹ, chứ phải người có khi ầm ĩ lên rồi ấy chứ.

Nguyên văn bởi Wiki tiếng Việt:
Rắn giao phối vào tháng 5 và đẻ trứng vào tháng 6, đẻ 9 - 22 trứng, kích thước 59-62 / 29-29mm và có hiện tượng con cái canh giữ trứng. Trứng nở vào tháng 8. Con non mới nở dài 200-350mm và có khả năng bạnh cổ.

Các cán bộ trên Vườn quốc gia đều kể về những chuyện rắn vờn, phổ biến nhất mà họ được xem là nó vờn nhau với... mèo. Mèo là cái con mà gặp con gì nó chẳng thấy... ngứa mắt, nhiều khi cả con người. Gặp rắn hổ mang, nó thường thích tấn công, và nếu có bị rắn cắn thì mèo không chết. Phần thắng thường nghiêng về mèo.

Vậy đấy, chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó, không phải cứ thấy cái gì cũng “ối Giời ôi, kênh quớ” rồi thêu dệt nên những truyền thuyết không có căn cứ khoa học. Có những điều khoa học chưa giải thích được, cũng không có nghĩa là cần phải hiểu nó theo chiều hướng huyền bí đến mức dị đoan…

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

Đọc thêm bài "Cao hổ cốt

No comments:

Post a Comment