Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, April 28, 2015

Vụn vặt 47 - Con voi của Bà Triệu

Không phải đến bây giờ mới đem con voi giả ra rước, mà từ tám mươi đời cứ đến hẹn lại lên, mùng 6 tháng Hai Âm lịch lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng ở Đồng Nhân, Hà Nội lại tiến hành các nghi thức: "tắm" cho Hai Bà Trưng (rước tượng Hai Bà ra rửa ráy bằng nước hồ) và đưa hai con voi bằng gỗ của Hai Bà ra sân để vào Hội.

Hồi cách đây 20 năm thì người ta không đưa hai con voi ra sân, cũng như nghi thức "tắm táp" được tiến hành khá kín đáo "bí mật" từ chiều hôm trước. Gần đây càng ngày, Lễ Hội càng rình rang thì lại hoành tráng...

Tự dưng xem hình ảnh con voi giả bé xêm xêm con bò mộng, chẳng hiểu chở trên lưng Bà Trưng hay Bà Triệu, dưới là bốn cái bánh xe mua ở Phố Thuốc Bắc (loại này chuyên dụng để đóng xe bánh mì ba tê dạo thì tốt) đi diễu hành mà nhớ ra.

Tại sao người ta không mượn béng cái con ở Đền Đồng Nhân mà đem ra lôi một vòng nhỉ? Có cần phải có cái cô xinh xinh mặc bộ vàng "Nam Phương hoàng hậu" lại cầm thêm cái xà mâu kia không? Chỉ cần lôi con voi giả của Đền Đồng Nhân đã đủ để mọi người hiểu và tưởng tượng ra là ở trên có một Bà Trưng hoặc Bà Triệu rồi; chứ đâu cần phải có một bà thật ngồi trên đó.

Bàn rộng ra, lễ hội truyền thống là phải chọn người đóng vai nọ vai kia cũng phải là người xứng đáng; như người đi xin dâu cho đám cưới phải là người phụ nữ phúc hậu thành đạt, gia đình yên ấm con cái có nếp có tẻ… ông già đóng vai vua ở Lễ tịch điền cũng phải là người có uy tín trong làng trong tổng… Nên chăng mời ông đại gia gì đó đang hoạnh họe trinh tiết của cô con dâu tương lai; ra làm trưởng ban kiểm tra đức hạnh của diễn viên đóng Bà Triệu mới phải.

Trưa nay xem tivi thấy ông chủ tịch tỉnh khăn xếp áo the, tự dưng ở trên khăn xếp trước trán có cái huy hiệu trông cứ như là quân hiệu đến là kỳ lạ. Ông ấy thay vì đọc diễn văn, nay đọc bài như bài văn tế, giọng tuồng chèo ra phết. Chắc chắn vị chủ tịch tỉnh này phải “pass” qua được cái “test” trong sạch về kê khai tài sản, chứ nếu mà còn dính tí teo tham ô, vua Hùng mà linh thiêng khéo hiện lên tát cho cái rơi răng khi chưa đọc xong văn tế.

Nào đi ngược thời gian nhé – học triết Mác Lênin đoạn “giải quyết vấn đề dân tộc” là chúng ta phải dung hòa được tính giai cấp của vô sản “vô thần” với truyền thống dân tộc Việt Nam là “thờ cúng tổ tiên;” nên coi trọng ước vọng của nhân dân trong hướng tới ơn huệ ông bà ông vải thì cũng phải thôi. Ngược thêm vài chục năm nữa thì thời Cải cách ruộng đất người ta phá sạch đình chùa miếu mạo vì “vô thần” (riêng tỉnh Nghệ An “phá được” tầm 300 chùa.) Nay thì lễ hội, thờ cúng phục hồi khắp nơi, cái nào cũng cầu kỳ hoành tráng, từ quan đến dân, kéo nhau kìn kìn đến lễ bái xì xụp. Toàn dân tộc lễ bái cứ là lung tung cả, chẳng hiểu ra làm sao nữa.

Mình mà là cô diễn viên cưỡi voi “bánh mì ba tê” kia, mình ngượng thấy bà nội luôn.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment