Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Saturday, April 16, 2016

Tuyên bố lấy lòng Trung Quốc của Lavrov dưới góc độ luật pháp quốc tế


Biển Đông lại “dậy sóng” ít nhất trong lòng người Việt Nam vì phát biểu trước báo giới của Ngoại trưởng Nga S. Lavrov. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ hôm 12/4, ông Lavrov nói rằng “mọi tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết thông qua đối thoại, và các nỗ lực nhằm quốc tế hóa vấn đề cần phải chấm dứt.” (Vnexpress)

Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu “quốc tế hóa” giải quyết tranh chấp là gì. Trên thực tế, bất cứ một tranh chấp nào (từ đây xin được hiểu là giữa hai quốc gia với nhau) nảy sinh khi được giải quyết đã là “quốc tế hóa” rồi, đó là cách hiểu theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, “quốc tế hóa giải quyết tranh chấp” là việc một tranh chấp có sự tham gia hòa giải, thúc đẩy đàm phán… của bên thứ ba. Nếu một tranh chấp chỉ có hai bên liên quan, là tranh chấp song phương; còn tranh chấp có từ ít nhất ba bên liên quan là tranh chấp đa phương.

Việc Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, chính là “quốc tế hóa giải quyết tranh chấp.” Vụ tranh chấp ngôi đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia là cả một chuỗi các hành động “quốc tế hóa giải quyết tranh chấp” từ phán quyết của Tòa án quốc tế Tòa án Quốc tế vì Công lý ở Den Haag, Hà Lan năm 1962 cho đến những nỗ lực đề nghị  Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc công nhận ngôi đền như một Di sản thế giới... Các hoạt động như đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận ở một diễn đàn quốc tế hay tranh thủ sự ủng hộ của bất cứ một bên thứ ba nào (không phải là can thiệp trực tiếp) cũng đều được coi là “quốc tế hóa” theo nghĩa rộng. Khi một trong hai bên nhận thấy không thể giải quyết được tranh chấp thông qua đàm phán song phương, thì việc đưa ra giải quyết ở một cơ quan tài phán quốc tế, hoặc có sự trung gian hòa giải của một hay nhiều đối tác khác, hoặc tổ chức một hội nghị quốc tế nhằm đàm phán ký kết một Hiệp ước… đều là những hành động cần thiết.

Đối với những vấn đề liên quan đến Biển Đông hiện nay, theo người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình thì “đối với những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước, Việt Nam theo đuổi biện pháp giải quyết song phương, đối với những vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, ví dụ như quần đảo Trường Sa, thì không thể chỉ giải quyết song phương mà cần có sự tham gia của các bên liên quan.”

Bao giờ cũng vậy, một tuyên bố của người có trách nhiệm như Ngoại trưởng hay thấp hơn, người phát ngôn chính thức của Bộ ngoại giao sẽ dễ gây tranh cãi bởi tính ngắn gọn của nó. Nhìn theo nghĩa hẹp, phát biểu của ông S. Lavrov có vẻ không có gì mâu thuẫn với chính sách đối ngoại chính thức của Việt Nam về Biển Đông: những vấn đề song phương, để hai nước giải quyết với nhau, bất cứ một sự can thiệp của bên thứ ba nào vào đó cần phải chấm dứt. Điều này đúng với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của các quốc gia trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là quyền tài phán và đàm phán liên quan đến lãnh thổ, lãnh hải.

Chúng ta cần hiểu ý của ông Lavrov khi phát biểu là Nga không muốn sự can thiệp của quá nhiều bên vào giải quyết tranh chấp Biển Đông – tất nhiên “bên” ở đây phải được hiểu là “bên không liên quan,” tức là các “thế lực” khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia… Đáng tiếc là khi phát biểu như vậy, ông Lavrov tuy nhận được sự đánh giá cao của Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc vì nó phù hợp với chính sách của nước này, nhưng lại không có lợi cho các nước đang có liên quan tới Biển Đông, đặc biệt là ở quần đảo Trường Sa.

Chính sách của Trung Quốc lâu nay đối với tranh chấp Trường Sa là “chia nhỏ, khoanh vùng tranh chấp để giải quyết song phương.” Điều này tưởng như trùng với nguyên tắc của Việt Nam, nhưng trong cách thức thực hiện cực kỳ khác biệt, chủ yếu nằm trong việc xác định phạm vi như thế nào là chỉ thuộc về hai nước, như thế nào là một tranh chấp đa phương. Với Trung Quốc thì tốt hơn cả, tất cả các tranh chấp đa phương cần được biến thành song phương và từ tư thế của một nước lớn, dám dùng cả những biện pháp vi phạm pháp luật quốc tế như “đe dọa dùng vũ lực” để giải quyết thuận lợi cho họ.

Tuy nhiên hiểu theo nghĩa rộng, những vấn đề liên quan đến Biển Đông như quyền tự do hàng hải trên biển, là vấn đề quốc tế, hay cần nói chính xác là vấn đề của thế giới, không chỉ của khu vực. Hiện nay nổi cộm lên ở Trường Sa, chính là những hành động của Trung Quốc đang tu bổ, tôn tạo những mỏm đá lúc nổi lúc chìm thành những đảo nhân tạo, và “quân sự hóa” quần đảo Trường Sa bằng cách xây dựng đường băng có thể dùng làm bàn đạp tấn công cho máy bay chiến đấu và xây dựng các căn cứ cho hải quân. Những hành động này của Trung Quốc không thể coi là vấn đề song phương của riêng cặp hai nước nào, mà là vấn đề của quốc tế.

Có thể trước báo giới, đặc biệt của Trung Quốc và Nhật Bản, mà ông Lavrov một mặt làm vừa lòng đối tác lớn nhất hiện nay của Nga và một mặt, “dằn mặt” Nhật Bản khi mà nước này cũng tuyên bố về những lợi ích của họ liên quan đến Biển Đông. Xa hơn, tuyên bố này có thể còn nhắm đến Hoa Kỳ, là nước có chính sách nhất quán đối với Biển Đông từ trước đến nay. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Biển Đông chỉ có thể tăng hay giảm sự quan tâm, chứ chưa bao giờ thay đổi. Với nước này, Biển Đông được họ quan tâm trước hết từ góc độ đảm bảo quyền tự do đi lại trong hàng hải thương mại quốc tế, từ đó ảnh hưởng đến an ninh của toàn khu vực Thái Bình Dương. Sau đó với Hoa Kỳ lợi ích còn là khả năng tham gia thăm dò, khai thác tiềm năng dầu khí ở Biển Đông.


Chính vì vậy mà Hoa Kỳ không ngần ngại cho một số tàu chiến hoặc máy bay tuần tiễu gần các đá ở Trường Sa, như Xu Bi, Vành Khăn, thậm chí Tri Tôn ở Hoàng Sa. Với lập trường “Hoa Kỳ cần đảm bảo tự do hàng hải và hàng không” thì chắc chắn Hoa Kỳ sẽ không đứng về phía nào trong bất cứ một tranh chấp song phương, hay đa phương – nghĩa là sẽ không có sự can thiệp trực tiếp, nhưng như thế cũng là đủ để nước này hiểu Hoa Kỳ sẽ làm tất cả để đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov sẽ làm cho người ta hiểu rằng, nếu với tư cách một cường quốc đang có những lợi ích nhất định trong khu vực (Nga và Việt Nam là đối tác truyền thống, đặc biệt về dầu khí ở Biển Đông) Nga sẽ từ chối can dự vào việc giải quyết tranh chấp, thậm chí cả việc đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông như Mỹ vẫn làm.

Điều chúng ta cần nhớ là những vấn đề ở Biển Đông, đặc biệt ở Trường Sa, là do chính Trung Quốc tạo ra với chiến lược “tạo ra tranh chấp, khoanh vùng giải quyết song phương, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác.” Một tuyên bố của ông Lavrov như vậy hoàn toàn không có lợi cho các nước nhỏ trong cuộc chiến giải quyết tranh chấp. 

Bài trên Soha tại đây

Tham gia thảo luận trên Facbook tại đây 

No comments:

Post a Comment