Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Monday, May 17, 2021

Những thảm kịch ở hậu trường chương trình không gian Xô-viết

Nhà du hành vũ trụ,
Anh hùng Liên bang Xô-viết
Vladimir Komarov
(Ảnh Vasily Malyshev/Sputnik)
 

Theo Alexey Timofeychev 

Bất chấp thành công không thể chối cãi của chương trình không gian của Liên Xô, vẫn có những thất bại. Việc thám hiểm không gian đã khiến Liên Xô phải trả giá đắt cả về nhân lực và vật lực. Dưới đây là ba trong số những thảm họa tồi tệ hơn mà chương trình không gian của Liên Xô phải gánh chịu, cho thấy việc khám phá không gian của con người nguy hiểm như thế nào. 

1. Soyuz (“Liên hợp”) 

Vào đầu những năm 1960, cuộc chạy đua không gian giữa hai siêu cường trở nên khốc liệt hơn, nhưng Liên Xô rõ ràng luôn là người dẫn trước. Tuy nhiên, sau những thành công ban đầu với việc phóng Sputnik và đưa con người đầu tiên vào không gian vũ trụ, Liên Xô bắt đầu tụt hậu. Hoa Kỳ đang đẩy mạnh chương trình không gian của mình và giới lãnh đạo Liên Xô cần những thành tựu mới để lấy lại thế thượng phong trước người Mỹ. 


Trong bối cảnh đó, Moscow đặt hy vọng vào một tàu vũ trụ mới, Soyuz, thay thế tàu vũ trụ Vostok đã đưa Yury Gagarin lên quỹ đạo năm 1961. Soyuz được phát triển như một phần trong chương trình lên Mặt trăng của Liên Xô. 

Soyuz mà ở Việt Nam thường gọi là “Liên hợp” là một loại tàu vũ trụ của Nga dùng để đưa các nhà du hành vũ trụ lên không gian. Trải qua nhiều lần cải tiến, Soyuz đã trở thành loại tàu vũ trụ được sử dụng lâu nhất cho đến nay. Trong suốt hơn 100 lần phóng lên quỹ đạo của mình tính đến nay, ngoài 2 phi hành đoàn thiệt mạng trong 5 năm đầu tiên, không có thêm một thiệt hại về người nào nữa. Các tàu Soyuz đã và sẽ tiếp tục được cải tiến để nâng cao độ an toàn và tin cậy. Nó hứa hẹn sẽ còn được tiếp tục sử dụng trong khoảng thời gian dài nữa của thế kỷ này. 

Đến năm 1967, mặc dù con tàu vũ trụ mới vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng, nhưng giới lãnh đạo đất nước không muốn chờ đợi thêm nữa. Vào tháng Tư năm đó, lần phóng đầu tiên của phi thuyền đã được lên kế hoạch, cũng như kế hoạch lần đầu tiên thực hiện việc lắp ghép trong không gian với một con tàu khác là Soyuz 2 (sẽ được phóng ngay sau đó.) Theo kế hoạch, hai thành viên của phi hành đoàn này sẽ chuyển vị trái sang Soyuz 1, và sau đó quay trở lại Trái đất. 

Mặc dù trên thực tế Soyuz 1 vẫn là một dự án chưa được thử nghiệm, nhưng vụ phóng tên lửa đã được tiến hành, trên tàu là một phi hành gia giàu kinh nghiệm, Đại tá Vladimir Komarov, 37 tuổi. Tuy nhiên, khi Soyuz đạt đến quỹ đạo của nó, các vấn đề bắt đầu xuất hiện. Việc phóng Soyuz 2 đã bị hủy và Soyuz 1 phải quay trở lại Trái đất. 

Hệ thống định vị trong không gian bị hỏng và Komarov phải điều khiển tàu bằng tay. Anh đã cố gắng đưa tàu vào quỹ đạo hạ cánh chính xác, và khi mọi người đã nghĩ điều tồi tệ hơn, thì anh đã làm được điều kỳ diệu đó. Thảm họa xảy ra vào giai đoạn cuối cùng: dù hãm tốc độ rơi của khoang đổ bộ đã không mở. Komarov chết do do khoang đổ bộ va chạm với mặt đất. 

“Chúng tôi phát hiện ra thi thể của Komarov một giờ sau khi bắt đầu thu dọn các mảnh vỡ. Ban đầu, thật khó để phân biệt đâu là đầu, đâu là tay và đâu là chân của anh. Rõ ràng, Komarov đã thiệt mạng khi tàu chạm đất, và ngọn lửa đã biến cơ thể của anh ấy thành những mảnh nhỏ có kích thước chỉ cỡ 30x80cm”, một trong những nhân viên phụ trách nhiệm vụ cứu hộ viết lại. Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết chắc chắn lý do tại sao chiếc dù không mở ra. Tại nạn của Komarov là trường hợp tử vong đầu tiên trong những chuyến bay không gian của Liên Xô.

 

2. Soyuz 11 

Tên lửa đẩy mang tàu vũ trụ Soyuz 11
trên bệ phóng tại
Sân bay vũ trụ Baikonur.
Ảnh: Nikolai Akimov / TASS
Một thảm họa thứ hai vào năm 1971 đã cướp đi sinh mạng của ba phi hành gia Liên Xô - Georgy Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patsaev - những người đầu tiên bước vào Trạm không gian đầu tiên trên thế giới, Salyut 1 (“Chào mừng 1”). Các phi hành gia đến trạm vũ trụ vào ngày 7 tháng Sáu năm 1971 , và ở đó cho đến ngày 30 tháng Sáu. Theo kế hoạch họ sẽ ở lại lâu hơn, nhưng một đám cháy đã xảy ra, và họ phải rời Trạm sớm hơn dự định. 

Lúc đầu, việc quay trở lại của Soyuz 11 diễn ra tốt đẹp, và không có vấn đề gì về việc đổ bộ. Tuy nhiên, khi Đội cứu hộ tiếp cận vị trí của khoang đổ bộ sau khi hạ cánh, không nhận được phản hồi từ bên trong. Khi lực lượng cứu hộ buộc mở cửa sập, “họ thấy cả ba người đàn ông… bất động, với những mảng màu xanh đậm trên mặt và những vệt máu từ mũi và tai… riêng xác Dobrovolsky vẫn còn ấm,” – Kerim Kerimov, chủ tịch Ủy ban điều tra cấp Nhà nước về vụ tai nạn nhớ lại. 

Đội Cứu hộ đã tiến hành hô hấp nhân tạo cho các phi hành gia, nhưng họ đã chết. Khám nghiệm tử thi cho thấy nguyên nhân cái chết là do vỡ khoang đổ bộ và dẫn tới việc họ bị ngạt thở. 

Ngày 1 tháng Bảy, người dân Liên Xô
đọc tin về vụ tai nại Soyuz 11.
Ảnh: TASS

Thảm kịch được gây ra bởi sự cố với van thông khí mở trong khi khoang còn ở độ cao 168 km. Áp suất trong khoang đổ bộ bị giảm rồi mất chỉ trong vài giây. Căn cứ vị trí và tư thế của các thi thể khiến các nhà điều tra kết luận rằng cho đến giây phút cuối cùng, những phi hành gia đã cố gắng ngăn chặn sự rò rỉ oxy từ khoang đổ bộ, nhưng không đủ thời gian.
 

Do thảm kịch, Liên Xô đã phải mất 27 tháng để phóng àu vũ trụ Soyuz tiếp theo. Thiết kế của nó được thay đổi, phi hành đoàn giảm xuống còn hai người vì nếu đi ba người không thể mặc vừa bộ quần áo vũ trụ. Kể từ đó trở đi, các phi hành gia đã mặc bộ quần áo này khi đổ bộ để không lặp lại số phận khủng khiếp của ba nhà du hành trên tàu Soyuz 11. Điều này sẽ cho phép họ sống sót trong trường hợp bị mất áp trong khoang đổ bộ.

Từ trái sang: Kỹ sư thử nghiệm Viktor Patsayev,
Kỹ thuật viên hàng không vũ trụ Vladislav Volkov,
và Chỉ huy phi hành đoàn tàu Soyuz 11 Georgy Dobrovolsky
sau một buổi huấn luyện bên trong một con tàu mô phỏng.
Ảnh Vladimir Musaelyan / TASS
 

 

3. Thảm kịch sân bay vũ trụ Plesetsk 

Tượng đài trên nghĩa trang chôn những nạn nhân trong thảm kịch Plesetsk 

Thảm kịch này có số người chết còn kinh khủng hơn, tổn thất rất nhiều nhân mạng do một vụ nổ tại Sân bay vũ trụ Plesetsk ở miền bắc nước Nga. 

Ngày 18 tháng Ba năm 1980, tên lửa Vostok – 2M (“Phương Đông – 2M”) đã được lên bệ phóng theo đúng kế hoạch, mang theo một vệ tinh do thám quân sự. Tên lửa này được coi là cực kỳ đáng tin cậy: lớp tên lửa này chỉ được ghi nhận một sự cố duy nhất trong 16 năm và kể từ năm 1970 hoàn toàn không có sự cố nào. 

Trước khi phóng, tên lửa đã được kiểm tra và không tìm thấy khiếm khuyết nào. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhiên liệu, một đám cháy đã xảy ra và hàng tấn nhiên liệu bắt đầu bốc cháy. May mắn thay, các công nhân tại bệ phóng đã tìm cách đưa các xe chở nhiên liệu ra khỏi khu vực, nếu không thảm kịch sẽ còn tồi tệ hơn. 

Các quan chức cho biết 44 người đã chết trong vụ hỏa hoạn, và sau đó là 4 người khác sau khi đã phải chống chọi với thương tích trầm trọng. Ủy ban Nhà nước quy trách nhiệm cho những người phụ trách việc tiếp nhiên liệu. Chỉ đến 16 năm sau, một Ủy ban điều tra độc lập đã minh oan cho họ, tuyên bố rằng nguyên nhân thực sự của vụ cháy là do vật liệu được sử dụng trong bộ lọc nhiên liệu. 

Bài trên Fanpage tại đây

No comments:

Post a Comment