Chúng tôi nằm hút thuốc,
đánh cho nhau những con ruồi trâu chậm chạp và béo quay bám trên lưng chúng tôi
và nhìn xem anh trung đội phó của tôi đang lặn hụp trong nước, nhô cái mông
trắng trẻo và những gót chân đen đủi để thử xem chiếc bè có chắc không.
Ngay lúc đó,
La-da-ren-cô, liên lạc viên của ban chỉ huy, đã hiện ra. Từ xa tôi đã nhận ra
anh đang ba chân bốn cẳng phóng qua vườn rau, một tay giữ khẩu súng trường lúc
là lúc lắc vỗ vào lưng. Cứ xem cách chạy đó, tôi hiểu ngay là bây giờ chẳng còn
có hòa nhạc hòa nhiếc gì nữa rồi. Chắc là lại có phải viên kiểm tra nào đấy từ
quân đoàn hay mặt trận đến... Lại phải đi đến tiền duyên, phải trình bày kế
hoạch phòng ngự, phải nghe những lời phê bình nhận xét. Thế là mất một đêm. Và
người kỹ sư công binh phải chịu trách nhiệm về tất cả.
Nằm ở thế phòng ngự,
thật chẳng có gì tệ hơn nữa. Đêm nào cũng có phái viên kiểm tra đến. Mà mỗi ông
một tính. Cái đó thì nhất định là như thế rồi. Ông này thì bảo là chiến hào quá
chật, khó khiêng thương binh, khó vác súng máy. Ông kia thì kêu là chiến hào
quá rộng, mảnh bom sẽ rơi vào. Ông thứ ba thì nói là ụ đất phía ngoài công sự
thấp: đáng lẽ phải bốn tấc thế mà các ụ của anh, có thấy không, chưa đến hai
tấc. Ông thứ tư thì lại ra lệnh hoàn toàn san phẳng những ụ ấy đi, vì chúng chỉ
làm hỏng ngụy trang. Thế thì làm thế nào để vừa lòng mọi người được. Còn kỹ sư
công binh của sư đoàn thì chẳng chú ý gì đến cả. Hai tuần ông ta mới đến một
lần, nhưng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa suốt tiển duyên mà thôi và chẳng nói được
điều gì có ích cả. Còn tôi thì lần nào cũng phải bắt đầu làm lại và phải đứng
nghiêm nghe những lời quở trách của trung đoàn trưởng: “Này, đồng chí kỹ sư
kính mến ơi, đến bao giờ đồng chí mới học đào chiến hào cho ra hồn được,
hở?...”
La-da-ren-cô phóc qua
hàng giậu.
– Việc gì thế, hở cậu ?
Anh vừa lấy mũ ca-lô lau
trán ướt đẫm mồ hôi, vừa há mồm răng trắng hếu đáp lại:
– Tham mưu trưởng gọi.
– Gọi ai? Gọi tôi à?
– Gọi cả đồng chí lẫn
trưởng ban hóa chất. Tham mưu trưởng bảo là sau năm phút phải có mặt.
Không, thế nghĩa là
không phải phái viên kiểm tra.
– Thế cậu có biết gọi để
làm gì không, hở ?
– Có trời mà biết được –
La-da-ren-cô nhún vai ướt đẫm mồ hôi đáp. – Làm sao mà hiểu được... Tất cả liên
lạc đều phái đi hết. Đại úy vừa nằm xuống ngủ, thì ngay lúc đó sĩ quan thông
tin đến.
Thế là đành phải mặc
quần đùi, áo mai-ô còn ẩm và đi đến sở chỉ huy. Các trung đội trưởng đều cũng
được gọi đến cả.
Tham mưu trưởng
Mác-xi-mốp không có ở đấy. Anh ta đang ở chỗ trung đoàn trưởng. Ở nhà hầm sở
chỉ huy có cán bộ chỉ huy các đơn vị đặc biệt và những nhân viên tham mưu.
Trong số tiểu đoàn trưởng chỉ có Xéc-ghi-en-cô, chỉ huy tiểu đoàn ba, Chẳng ai
hiểu rõ đầu đuôi gì cả. Trung sĩ Dơ-vê-rép, sĩ quan thông tin, cao lêu nghêu
đang loay hoay với chiếc yên ngựa. Anh ta vừa thở ì ạch, vừa gắt gỏng, nhưng
chẳng tài nào kéo nổi sợi dây chằng.
– Sư đoàn bộ đang chuẩn
bị rút. Chỉ có thể thôi...
Ngoài ra, anh không còn
biết gì thêm nữa.
Xéc-ghi-en-cô nằm sấp,
đang gọt mảnh gỗ gì đấy và lầu bầu như mọi khi:
– Chỉ vừa mới thu xếp
xong buồng khử trùng, thì đã phải rút. Mẹ kiếp, đời lính chó má thật! Các chiến
sĩ thì quào đến bật máu đầu, mà chẳng làm thế nào giết sạch chấy được...
Xa-mu-xép, chỉ huy tổ
súng chống tăng, có mái tóc vàng và cặp mắt xanh, nhoẻn miệng cười khinh bỉ:
– Hừ, buồng khử trùng
của cậu thì quan trọng quái gì... Chỗ tớ một nửa quân số sau khi tiêm thuốc
xong, lưng bị sưng lên như thế này. Người ta tiêm vào xuýt nữa thì đến một cốc
thuốc quỷ quái gì đấy. Bây giờ thì mặc sức mà rên rỉ, kêu ca...
Xéc-ghi-en-cô thở dài:
– Mà cũng có thể là đi
phiên chế lại, hở?
– Hừm… – Gô-gơ-lít-dê,
trinh sát viên, cười gằn. Μới hôm kia, Xê-vát-xtô-pôn bị chiếm, thế mà nó lại
nghĩ đến việc phiên chế... Người ta đang mỏi mắt chờ cậu ở Ta-sken để phiên chế
lại đấy nhỉ!
Không ai trả lời gì cả.
Ở phía bắc, ầm ầm nổ lên dữ dội. Từ rất xa, trên chân trời, vẫn ở phía bắc ấy,
những chiếc máy bay ném bom của Đức từ từ lướt qua, tiếng kêu rầm rì đứt quãng.
– Bọn súc sinh đang bò
đến Va-lui-ki đấy, – Xa-mu-xép nổi giận khạc nhổ và nói, — mười sáu chiếc... -
Nghe nói Va-lui-ki đã đi tong rồi, – Gô-gơ-lít-dê nói; anh ta thì bao giờ và
cái gì cũng biết cả.
– Ai nói thế?
– Hôm qua tớ nghe ở
trung đoàn tám trăm năm mươi hai.
– Hừ, chúng biết nhiều
lắm đấy.
– Nhiều hay ít, nhưng
người ta nói thế…
Xa-mu-xép thở dài và nằm
trở mình.
– Mà nói chung, cậu đào
nhà hầm là tổng công toi đây, cậu trinh sát viên ạ. Thôi, bây giờ thì cậu để
lại làm kỷ niệm cho thằng Đức vậy.
Gô-gơ-lít-dê bật cười.
– Điềm đáng tin lắm.
Đúng thế. Hễ tớ đào hầm, thì y như rằng hành quân. Đã ba lần tớ đào, mà chẳng
lần nào được ngủ ở hầm cả.
Mác-xi-mốp từ nhà hầm
của thiếu tá ra, đi những bước thẳng đến chỗ chúng tôi, như khi diễu binh. Cứ
nhìn cách đi đó, thì từ xa một cây số đã có thể nhận ra anh ta được. Rõ ràng là
trong lòng anh không vui. Té ra cổ và túi áo va-rơi của I-go không cài cúc. Còn
Gô-gơ-lít-dê thì thiếu một khối con[1] ở
quân hiệu. Trời ơi, bao nhiêu lần đã phải nhắc về điều đó! Anh hỏi thiếu ai.
Vắng mặt hai tiểu đoàn trưởng và trưởng ban thông tin, vì hôm qua cả ba người
được gọi đến sư đoàn bộ.
Anh không nói gì nữa và
ngồi ở mép hào. Khô khan, tươm tất và bao giờ cúc áo cũng cài tất cả. Anh phì
phèo hút tẩu thuốc có hình đầu quỷ Mê-phít-tô-phen và chẳng nhìn chúng tôi. Khi
anh đến, thì mọi người im bặt. Để tỏ rằng chẳng ai ngồi không – ý muốn tự nhiên
tỏ ra bận rộn khi có mặt tham mưu trưởng, – người thì lục lọi trong xắc-cốt,
người thì tìm cái gì đấy trong túi. Trên chân trời một tốp thứ hai máy bay ném
bom của Đức từ từ lướt qua.
Các tiểu đoàn trường đi
đến: Cáp-pen, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn hai, đứng tuổi nhưng vạm vỡ như một
con trâu ngố và Si-ria-ép, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn một, hiên ngang, có mái
tóc vàng phủ xuống trán và đội chiếc mũ ca-lô kéo lệch xuống lông mày trái một
cách ngỗ nghịch. Ở trung đoàn người ta gọi anh ta là “Cu-dơ-ma Cơ-riu-scốp[2]”.
Cả hai người đưa tay lên
chào: Cáp-pen chào theo lối dân sự, lòng bàn tay hơi khum lại, còn Si-ria-ép
thì chào theo lối đặc biệt nhà binh – đưa những ngón tay lên tận mũ ca-lô sau
những lời báo cáo cuối cùng.
Mác-xi-mộp đứng dậy.
Chúng tôi cũng đứng lên.
– Mọi người có bản đổ
chứ? – Giọng anh ta gay gắt, khó chịu. Chiếc tẩu đã tắt ngấm, song anh không để
ý và vẫn tiếp tục hút. – Yêu cầu lấy ra đi.
Chúng tôi lấy bản đổ ra.
Mác-xi-mốp lấy ngón tay mở tấm bản đồ tỷ lệ nhỏ đã nhầu bẩn và mềm nhũn. – Một
đường đỏ đậm chạy dài từ trái sang phải suốt tấm bản đồ, từ tây sang đông.
– Hãy ghi hành trình.
Chúng tôi ghi. Hành
trình lớn: chừng một trăm cây số. Điểm cuối cùng là Bê-len-cai-a Mới. Sau sáu
mươi giờ, nghĩa là sau hai ngày đêm rưỡi, phải tập trung ở đấy.
Mác-xi-mốp lấy tẩu thuốc
gõ vào đế giày, lấy que khêu hết tàn và lại vê thuốc cho vào tẩu.
– Rõ chứ ?
Không ai trả lời.
– Theo tôi thì rõ rồi.
Chúng ta sẽ lên đường đúng hai mươi ba giờ. – Chặng đầu ba mươi sáu cây số.
Nghỉ ngày ở Đu-van ca Trên. Đi theo hàng ngũ hành quân. Tất nhiên, có tuần tiễu
và cảnh giới. Trình tự đi thì sau mười phút Coóc-xa-cốp sẽ cho biết. Bây giờ
anh ấy đang làm.
Lời nói của Mác-xi-mốp
rất rành rọt. Mỗi từ vang lên rõ rệt từng chữ, Giá anh ta mà làm phát thanh
viên thì chắc là cừ lắm đấy.
– Tiểu đoàn một ở lại
tại chỗ. Rõ chứ? Sẽ yểm hộ. Tôi dặn trước là phải rút hết cả. Và không một ai
được chậm trễ. Chặng đường thì dài. Các đồng chí hãy xem lại giày, xà cạp...
Anh lấy những ngón tay
mảnh dẻ giữ tẩu thuốc và phun mạnh ra những luồng khói ngắn. Anh cau mày nhìn
Si-ria-ép. – Này, cậu có những gì, tiểu đoàn trưởng?
Si-ria-ép đứng dậy, kéo
thẳng lại chiếc áo va-rơi.
– Báo cáo, có hai mươi
bảy đội viên chiến đấu. Mà tất cả có bốn mươi lăm người, kể cả người ốm và đánh
xe,
– Còn vũ khí thế nào?
– Hai đại liên
“Mác-xim,” ba trung liên Đéc-chia-rép, ba súng cối tám mươi hai.
– Còn đạn súng cối?
– Một trăm viên.
– Còn loại năm mươi?
– Chẳng có một viên nào
cả. Và đạn thì không nhiều lắm. Mỗi đại liên có hai băng và trung liên thì
chừng năm, sáu đĩa. Si-ria-ép nói bình tĩnh, không vội vàng. Rõ là anh hồi hộp,
nhưng cố giấu xúc động của mình. Trông anh ta thật là thích. Đai da thắt gọn. Vai
ưỡn ra. Bắp chân chắc nịch. Tay buông thẳng và bàn tay hơi nắm lại. Dưới cổ áo
mở cúc, trông rõ hình tam giác màu lam của chiếc mai-ô. Lạ thật, thế mà
Mác-xi-mốp không phê bình anh ta.
– Thế đấ-ấy….. -
Mác-xi-mốp cất tấm bản đồ đã xếp cẩn thận vào xắc-cốt. – Rõ... Kỹ sư
Kéc-gien-xép sẽ ở lại với cậu. Hiểu chứ? Hãy cố giữ cho được trong hai ngày.
Ngày mồng tám, lúc chạng vạng tối thì bắt đầu rút.
– Cũng theo hành trình
ấy chứ? – Si-ria-ép dè dặt hỏi, mắt không rời khỏi Mác-xi-mốp.
– Theo hành trình ấy.
Nếu không gặp được chúng tôi. Thế thì cậu cũng tự hiểu lấy, lúc đó thì...
Hết...
Si-ria-ép cúi đầu tỏ ý
hiểu. Mọi người im lặng. Có người nào đấy, hình như Cáp-pen thì phải, thở dài
đứt quãng.
– Tôi đã nói hết! –
Mác-xi-mốp quay phắt lại về phía anh – Ai về chỗ ấy!
Phải rút người bây giờ
à? – tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn ba, mắt cận thị, trông giống như một nhà bác
học, hỏi khẽ.
Mặt của Mác-xi-mốp từ
tái nhợt bỗng trở nên đổ gay.
– Anh ở ngoài mặt trận
hay ở đâu, hả? Anh muốn chúng giết hết mọi người hay sao? Nói thì cũng phải
biết suy nghĩ chứ...
Mọi người đứng dậy và
phủi sạch cát, cỏ.
– Còn các cậu, hãy ghé
lại chỗ tôi – Câu đó là nói với tôi và Si-ria-ép.
Trong nhà hầm chật chội
và ẩm ướt, phảng phất mùi đất. Những sơ đồ hệ thống phòng ngự của quân ta nằm
trên bàn. Đó là công việc của tôi đấy. Tôi vội vàng làm suốt cả buổi sáng để
kịp gửi cho sư đoàn bộ. Hạn giao cho là trước hai mươi giờ.
Mác-xi-mốp cần thận xếp
các tờ giấy theo đúng các góc rồi xé dọc xé ngang và đốt những mảnh nhỏ trên
ngọn đèn dấu. Giấy cong queo lại, rung động và đen dần đi.
– Bọn Đức tiến đến gần
Vô-rô-nét rồi, anh nói trầm trầm và lấy mũi ủng dí nát than đen và dòn. – Tối
hôm qua.
Chúng tôi lặng thinh.
Mác-xi-mốp lấy ở dưới
bàn ra một chiếc bình-toong bằng nhôm bọc dạ có cái cốc con vặn ở bên trên.
Chúng tôi lần lượt uống trong cái cốc ấy. Rượu ngang nặng lắm: chừng sáu mươi
độ. Cảm thấy cháy họng. Chúng tôi nhắm rượu với dưa chuột muối, sau đó mỗi
người uống thêm một cốc nữa. Mác-xi-mốp lấy hai ngón tay xoa ở gốc mũi hồi lâu.
– Này, Si-ria-ép, năm
bốn mươi mốt cậu có rút lui không?
– Có, rút lui.
Ngay từ biên giới.
– Ngay từ biên giới...
Còn cậu, Kéc-gien-xép?
– Tôi thì không. Lúc ấy
tôi là quân hậu bị.
Mác-xi-mốp lơ đễnh nhai
dưa chuột.
– Tình hình, nói chung,
chẳng ra quái gì cả... Cánh mình chẳng thoát khỏi bị vây đâu. Anh nhìn chằm
chằm vào mắt Si-ria-ép – Phải giữ gìn đạn... Khi cậu ở lại đây trong hai ngày.
thì đừng bắn nhiều. Chỉ bắn cầm chìa thôi. Và tránh đánh nhau với chúng. Hãy
tìm chúng mình... Hãy tìm... Ở đâu đấy, nhưng vẫn có chúng mình. Nếu không ở
Bê-len-cai-a Mới thì ở gần đâu đấy. Nhưng nhớ đấy, cả cậu Kéc-gien-xép nữa, anh
nghiêm nghị nhìn tôi, – trước ngày mồng tám không được rời khỏi chỗ này. Hiểu
chứ? Dù đất dưới chân các cậu sụt hẳn cũng mặc. Thiếu tá bảo thế này: Hãy để
Si-ria-ép lại và cho Kéc-gien xép giúp cậu ta. Cái đó có ý nghĩa gì đấy chứ...
À! Còn các đoàn xe thì cậu định thế nào?
Si-ria-ép mỉm cười.
– Chà, những đoàn xe khỉ gió ấy! Thôi, các đồng chí cứ lấy đi cho! Tôi chỉ để lại ba xe để chở đạn là
được rồi. Mà thể cũng đã nhiều đấy.
– Thôi được. Chúng mình
sẽ lấy.
Trung sĩ, thư ký của ban
chỉ huy, béo bệu, mặt tròn vành vạnh, nhìn vào nhà hầm. Anh hỏi nên đốt hay
mang các hòm màu xanh đi theo. Đại úy bảo rằng phải đốt, vì ở đấy chẳng cần để
làm gì cả.
– Đốt quách đi! Nửa năm
nay, cứ chở đồ quỷ quái ấy đi theo mãi. Đốt đi thôi!
Anh thư ký đi ra.
– Này, Kéc-gien-xép, anh
có tin chiêm bao không? – bỗng Mác-xi-mốp hỏi, chẳng hiểu vì sao lại gọi bằng
anh, vì thường ngày cứ gọi tôi cũng như mọi người bằng cậu. Không đợi trả lời,
anh nói thêm: – Hôm nay mình nằm mơ thấy hai răng cửa bị rụng.
Si-ria-ép bật cười. Răng
của anh dày khít và thẳng hàng.
– Các bà bảo thế là có
người thân nào đấy chết.
– Người thân? –
Mác-xi-mốp vẽ một mớ tóc quăn lên mảnh báo. Thế các anh có vợ không?
– Không! – chúng tôi trả
lời gần như đồng thanh.
– Uổng thật... Mình cũng
không có vợ và bây giờ thì tiếc. Cần có vợ lắm. Cũng như cần không khí ấy.
Chính bây giờ…
Mớ tóc quăn đã biến
thành cái đầu đàn bà với những hàng lông mi dài và cái mồm hình tim. Trên lông
mày mắt bên trái có một nốt ruồi.
– Này, Kéc-gien-xép, anh
là người Mát-xcơ-va phải không?
– Không, thì sao?
– Chẳng sao cả. Mình có
quen một cô là Kéc-gien-xê-va… Hồi nào trước chiến tranh cơ... Di-na-i-da
Ni-cô-la-ép-na Kéc-gien-xê-va. Chẳng phải là họ hàng bà con sao?
– Không, tôi chẳng
có họ hàng bà con nào ở Mát-xcơ-va cả.
Mác-xi-mốp đi lui đi tới
trong nhà hầm. Nhà hầm thấp nên khi đi phải cúi đầu. Tôi có cảm giác như anh
muôn kể cái gì đây, nhưng hoặc là ngượng hoặc là không quyết.
Si-ria-ép nhìn chiếc
đồng hồ nhỏ đeo trên sợi dây đen và mảnh. Mác-xi-mốp nhận thấy và dừng lại.
– À vâng... Các anh đi
đi, – anh nói gọn, – đi đi, thì giờ còn ít lắm.
Chúng tôi đứng dậy và
bước ra khỏi nhà hầm. Anh đi theo chúng tôi. Không nghe những loạt súng bắn
nhau. Chỉ có tiếng ếch kêu ộp oạp.
Chúng tôi đứng vài phút
lắng nghe ếch kêu. Bóng những cây thông đã trải dài đến tận nhà hầm. Hai viên
đạn súng cối, viên nọ tiếp viên kia, chậm chạp bay, rít trên đầu chúng tôi và
nổ ẩm ẩm ở đâu đấy xa xa về phía sau, có lẽ là súng cối tiểu đoàn. Si-ria-ép
nhếch mép cười gằn.
– Chúng cứ nện mãi ở khu
rừng tròn. Mà khẩu đội không còn ở đấy đã ba ngày rồi.
Chúng tôi lắng nghe xem
đạn súng cối còn bay nữa không. Nhưng chẳng còn viên nào bay đến nữa.
– Thôi, đi đi, –
Mác-xi-mốp nói và chìa tay ra, – Cố gắng nhé...
Anh làm động tác, tưởng
chừng như muốn ôm, nhưng không ôm mà chỉ bắt chặt tay.
– Si-ria-ép này, giữ gìn
đạn nhé, đừng phí phạm.
– Báo cáo đồng chí đại
úy, rõ!
– Cố gắng nhé… – Và anh
rắn rỏi bước đi, đến các bụi cây, ở đấy có những đội viên thông tin đang quấn
lại dây điện thoại.
Tôi cùng Si-ria-ép hẹn
nhau là sau chừng một giờ rưỡi hay hai giờ, tôi sẽ đến chỗ anh ta, sau khi đã
thu xếp xong mọi việc của tôi.
Đọc tiếp Trong chiến hào Xtalingrát – phần thứ nhất (2)
____________________
[1] Trước năm 1943, trong Hồng quân Liên-xô, tùy theo cấp bậc người ta
đeo các hình tam giác con, khối con, chữ nhật con, v.v… trên quân hiệu, – ND
[2] Một
anh hùng trong chiến tranh đế quốc 1914-1918, nổi tiếng hiên ngang, dũng cảm và
lém lỉnh – ND.
No comments:
Post a Comment