Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Friday, November 16, 2012

Đi xe là phải “chính chủ” hay quan niệm của một ông hâm

Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Từ trước đến nay, mình đã nhiều lần trải qua các cuộc tranh cãi với mấy ông bạn. Phần lớn một mình mình thuộc phe thiểu số, còn chúng nó là đa số. Mua xe đi, có tiền thì mua xe mới. Nếu mua xe cũ, cũng nên làm thủ tục sang tên, trước bạ cho nó đàng hoàng. Nhưng bọn đa số thì cho rằng, tội gì phải thế cho tốn tiền, mất công mất việc.

Đáng tiếc đó lại là suy nghĩ của phần lớn xã hội ta. Một mình mình trở thành một ông hâm.

Thử đi tìm nguyên nhân tại sao lại như vậy. Việc mua bán, cho tặng một tài sản theo luật thuộc loại “tài sản phải đăng ký” như máy bay, tàu thuyền, nhà cửa, ô tô xe máy… là chuyện bình thường. Luật cũng quy định trách nhiệm thuộc cả hai bên, bên bán và bên mua. Hoàn toàn ổn thỏa cả từ khía cạnh luật định, vậy thì xã hội ta không ổn ở chỗ nào?

Ở nước ngoài, khi mua bán, người bán rất coi trọng cái sự sang tên, người ta nhắc đi nhắc lại, kiểm tra đi kiểm tra lại với người mua về thủ tục sang tên và bản thân việc kiểm tra thông tin của họ rất dễ, một cú điện thoại gọi đến cơ quan đăng ký xe là có thể biết được xe đó đã được đăng ký sang tên chủ mới hay chưa. Đồng thời họ cũng thông báo luôn với cơ quan đăng ký xe rằng tôi không còn là chủ cái xe đó nữa. Vì nếu còn là chủ xe, việc quy cho chủ xe một số trách nhiệm pháp lý, như trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba chẳng hạn, nhiều khả năng sẽ xảy ra. Hay như trách nhiệm hình sự khi giao phương tiện cho người không có đủ điều kiện để điều khiển phương tiện (không có bằng lái chẳng hạn) và người đó gây tai nạn – người đầu tiên bị sờ đến là chủ xe. Nôm na thế.

Ở ta mua bán xong là xong, thằng bán phủi tay ngay sau khi viết xong cái giấy bán. Nhiều khi cũng chẳng cần viết, mua bán sang tay, trao xe, nhận tiền.

Có lần mình muốn mua một cái xe máy cũ khoảng 9 triệu đồng (400USD). Người bán chính chủ. Nói với anh ấy, em trả anh hẳn 12 triệu nhưng phải làm hợp đồng mua bán chính chủ để em sang tên – đúng theo quy định của cơ quan Cảnh sát giao thông hiện nay là phải có hợp đồng mua bán có công chứng. Khổ cái, đã là hợp đồng mua bán tài sản có công chứng phải có đủ cả hai vợ chồng ký vào đó mới đảm bảo việc chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp sang cho người mua (tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân). Người bán thèm 3 triệu cứ tần ngần, tần ngần… rồi… từ chối bán. Hỏi cặn kẽ, hóa ra bố trẻ ly thân mấy năm nay, ngại gặp vợ. Giá là ly hôn chỉ cần giơ trích sao bản án ra cho công chứng viên là xong, đây lại là ly thân. Khổ thế. Một quy định của cơ quan Công an, làm cho mọi sự đóng băng là vậy. Đảm bảo số lượng người đi sang tên đổi chủ xe gắn máy cũ giảm xuống mức thê thảm.

Đó là về mặt thủ tục, nhiêu khê kinh khủng. Bây giờ nói tiếp đến về tiền. Mục đích của việc sang tên phương tiện là để quản lý, chứ không phải là nguồn thu ngân sách. Nhưng nếu coi nó là nguồn thu, thì cũng tốt thôi. Mức trước bạ hiện nay đối với ô tô 10% là cao, nên chỉnh xuống khoảng 7%. Mà thôi, giữ 10% cũng được. Còn xe máy nếu thu 2% thì là hơi thấp, nên tăng lên khoảng 4 đến 5%.

Vấn đề chính là chỉ nên thu một lần thôi, thu cao lênchỉ một lần. Những lần sau người mua chỉ cần thông báo cho cơ quan đăng ký xe: "em là chủ mới đây, bác sang tên cho em!" là xong. Giảm đi bao nhiêu là khổ sở cho xã hội. Thu cao nhưng đánh vào xe mới, thằng nào muốn đi xe mới thằng ấy chịu và đương nhiên là nó sẽ chấp nhận chuyện đó.

Còn nếu cố lùng sục tóm cho được cái thằng đi xe và cố gắng chứng minh nó đang đi xe “không chính chủ”, thì chỉ tổ gia tăng các vụ chống đối CSGT mà thôi.

Thế mới thấy, cơ quan quản lý của Việt Nam ta chỉ thích nắm đằng lưỡi, đánh thì đánh đằng ngọn, chẳng bao giờ thích đánh đằng gốc.

Cũng là cái hạn hẹp của tư duy kiểu Việt Nam XHCN. Nói thẳng ra là dốt, hoặc biết là dốt mà vẫn phải làm và đổ tại "thằng" cơ chế.

1 comment:

  1. Bổ sung thêm: hôm trước trên FB có người nói là bài viết hơi khó hiểu. Đúng vậy, nhận xét của tôi là mức lệ phí trước bạ thu vậy là cao quá, không nên coi lệ phí trước bạ là một nguồn thu ngân sách, vì mục tiêu ở đây là "quản lý xã hội" chứ không phải là thu tiền. Tuy nhiên nếu như vẫn muốn coi nó là một nguồn thu ngân sách đồng thời vẫn muốn đạt được hiệu quả quản lý - cụ thể là thúc được người dân đi sang tên khi mua bán phương tiện thì cứ giữ nguyên mức phí đó, hoặc thu cao lên một chút nữa nhưng chỉ duy nhất một lần đầu, về sau người dân muốn mua bán bao nhiêu lần cũng được, không mất lệ phí trước bạ nữa.

    ReplyDelete