Mẹ con bà Trần Lệ Xuân và cô Ngô Đình Lệ Thủy trên bìa tạp chí LIFE |
Ngày xưa đọc “X30 phá lưới” nào đã có thêm thông tin gì
khác, nên đọc thế nào thấy như thế thôi, coi đó là sự thật:
Lệ Thuỷ, con gái lớn của vợ chồng Ngô Đình Nhu, mới hơn mười tuổi mà như đã mang cả tính sắc sảo, lẳng lơ của mẹ lẫn tính tàn nhẫn, độc ác của bố. Nó mặc một cái quần cao bồi chẽn, nhiều túi, nhiều đinh ở miệng túi, áo sơ mi kẻ ô vuông, thắt lưng trễ ngang hông đeo một khẩu súng ngắn rập đúng như những vai nữ tướng cướp trong phim Mỹ. Hai mẹ con nó vừa đi nghỉ mát ở Đà Lạt về, như hãy còn mang theo tất cả khí hậu ôn đới của miền cao nguyên Trung phần.Diệm hỏi Lệ Thuỷ:- Cháu ở Đà Lạt có thích không?Lệ Thuỷ lắc đầu:- Cháu thích đi nghỉ ở Thuỵ Sĩ, ở Pháp hơn cơ. Ở Đà Lạt cháu chẳng chơi với ai được cả. Mẹ cháu bận tiếp khách cả ngày…
(Chương XVII – “X30 phá lưới” – Đặng Thanh)
Lục lọi tìm trên mạng thấy có một bài viết của bạn học cùng
Đại học Văn khoa Sài Gòn với cô:
Cô có dáng thanh thanh, vẻ thùy mị, thông minh, ít nói, ít cười, đôi mắt linh hoạt, khuôn mặt hơi vuông, cằm hơi nhọn, tóc dày, cài bandeau trắng hoặc đỏ. Chúng tôi nói tiếng Pháp với nhau, cho nên bây giờ tôi không biết cô nói tiếng Việt ra sao, giọng miền nào. Đó là một điều mà sau gần nửa thế kỷ, già đi, nghĩ lại, tôi thấy “dị hợm”, mắc cỡ, mặc dù do thói quen, giống như các em Việt Nam hiện tại ở Mỹ nói chuyện bằng Anh ngữ, chứ chẳng vì “snobisme”, thời thượng, lòe thiên hạ. Lệ Thủy thường mặc váy đỏ, áo sơ mi trắng đi học, đôi khi cả đồng phục Thanh Nữ Cộng Hòa. Nói chung, cô khá đẹp, nhưng không lồ lộ, sexy như Irène, không tươi lộng lẫy như Lương Thị Nga. Một sắc đẹp trang nhã, đài các…
Mỗi một thời đánh giá một khác, nhất là văn học là phải hư
cấu. Nhưng nay đọc lại những tiểu thuyết của thời đó, vừa thán phục tác giả
nhặt nhạnh tài liệu để viết cũng tài, mà cũng buồn cười vì cái ấu trĩ của cả
một thời kỳ, cả một thời đại.
Xin phép cho share, cảm ơn rất nhiều.
ReplyDelete