Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, November 6, 2012

Trung gia hữu kỳ...

Điếu thuốc lá cũng là trợ thủ đắc lực 

Các cụ ngày xưa có câu “Trung gia hữu kỳ, nam tắc suy” (trong nhà có cờ, nam giới hỏng hết). Cờ tướng không chỉ là môn thể thao rèn luyện trí tuệ, với nam giới nó còn là một cái gì đó rất riêng, rất bản sắc và cực kỳ đặc sắc.
 
"Cân não"
Theo thông tin lục được trên mạng thì cờ được phát minh ở Ấn Độ, sang phương Tây nó thành cờ vua, sang phương Đông, nó thành cờ tướng. Cờ tướng nước đi không đa dạng như cờ vua, như cờ vua không có nước “cản mã”, con ngựa nhảy nhót lung tung không có gì ngăn cản được nó. Nhưng trong chiến tranh thật không như thế, binh chủng kỵ binh luôn luôn có những hạn chế nhất định, chẳng phải sang nước Đại Việt chằng chịt sông ngòi mà quân vó ngựa Nguyên Mông ba lần phải lùi bước.

Thời Đường ở Trung Quốc người ta phát minh ra thêm quân pháo, đó chính là thời kỳ “đại bác” và “thuốc súng” được phát minh và phát triển trong nghệ thuật chiến tranh.

"Đòn chiến thuật"
Tư duy triết học và nghệ thuật chiến tranh của cờ tướng rõ ràng hơn cờ vua với sự phân biệt đặc thù của các binh chủng: xe là mạnh nhất trên bàn cờ, cả công cả thủ nó đều mạnh, pháo đi thẳng nhưng bắn cầu vồng qua đầu thằng khác, ngựa linh hoạt nhưng bị hạn chế… và bộ xe-pháo-mã khi nào được người đánh sử dụng nhuẩn nhuyễn chính là tư duy sử dụng “binh chủng hợp thành” ngày nay vậy.

Thí quân lấy thế
Chính vì cái sự hạn chế nhiều luật lệ của cờ tướng làm cho nó khó hơn cờ vua và ai đã quen cờ tướng rồi, không bao giờ muốn chơi cờ vua cả.

"Cân não"
Cờ vua thể hiện cái chiến lược của cả cuộc chiến tranh, bắt được ông vua đối phương là chiếm được cả đất đối phương, khi mà ông vua của mình đi sang được tận bên kia và cả con tốt khi sang đến bên kia thì có thể phù phép nó thành hoàng hậu hoặc bất cứ con gì mình thích.

Cờ tướng chỉ thể hiện chiến lược của một trận đánh, tướng của mỗi bên chỉ loanh quanh trong “cửu cung” (trong trướng hay lều trận), nhưng nó thể hiện rõ ràng cái quan niệm về đạo làm tướng ngày xưa: “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, ngồi trong trướng quyết được việc xa nghìn dặm”. Và nó tái hiện rất rõ cái cơ cấu tổ chức của xã hội phong kiến Trung Quốc (và cả các nước lân cận, trong đó có Việt Nam), hình ảnh quốc gia tập trung được biểu diễn qua hình ảnh của thành quách, của cung điện nơi nhà vua sống. Chiếm được thành, là chiếm được nước. Cái “cửu cung” trong cờ tướng như bức thành vậy.

Hai nước tranh đấu, phân biệt rõ ràng biên giới quốc gia và lãnh thổ.

Quân sư "cờ ngoài bài trong".
Còn có cả "thương binh"
tham gia làm mưu sĩ
Quân tốt trên bàn cờ cũng thể hiện rõ ràng cái vị trí của người lính trong chiến tranh cổ - yếu, nhỏ bé, chủ yếu làm các nhiệm vụ vận tải, hậu cần, công binh… và khi đánh nhau ít tác dụng – khi mà các tướng phải làm nhiệm vụ đánh nhau phân thắng bại trước đã: vai trò dành cho các tướng từ mã đến pháo đến xe. Nhưng quân tốt cũng có vai trò rất đặc biệt khi “tốt nhập cung, tướng khốn cùng” – vừa là kẻ nhỏ bé nhưng khi đã tràn được vào thành thì mỗi người lính cũng đều là nỗi khiếp sợ với dân chúng trong thành, và cũng là một lời răn đe với những kẻ vua chúa đề phòng “kẻ tiểu nhân trong cung cấm”.

Trong cuộc sống, những kẻ “dưới trướng” nhưng hết tác dụng, giữ lại chỉ có hại thì bị xử lý – nước cờ “thí tốt”, cũng như những gì chúng ta đang được chứng kiến hiện nay, ông này không khác bị “bớ”, chính là thí tốt vậy.

Phàm là nam giới, không ai không biết và quan tâm tí ti đến cờ tướng. Như ông cụ Hồ Chí Minh còn tập toạng “học đánh cờ” và câu thơ của cụ cũng rất triết học “song xa dã một dụng, nhất tốt khả thành công” – lúc làm bài thơ đó cụ đang chỉ là một con tốt, nhưng “phùng thời” thì thành công. Hoài bão cực kỳ to lớn chỉ bó gọn trong hai câu thơ thôi. Một trí tuệ thuộc loại kinh khủng cỡ Tào Tháo chứ chẳng chơi.

"Thắng thế"
Xem đánh cờ, có thể thấy được phần nào tính cách của người chơi cờ. Người tham quân quên đại cục, người bỏ quân giành lấy thượng phong chiến lược. Những tay tham lam mà quên cái lớn thường là kẻ tiểu nhân, nhưng cũng hay thắng lợi bằng những nước “cờ vồ, nước sót”. Nhưng cũng có lúc hắn bị dồn tơi tả, có muốn “xin lỗi” “xóa chơi ván mới” còn khó.

Phàm là nam giới, mê cờ tướng cũng một phần vì anh ta hiếu thắng, muốn phân tài cao thấp. Xem đánh cờ, còn xem cả cái hỉ, nộ, ái ố của người đánh cờ nữa. Thật là thú vị.

Album được chụp bằng Nikon F100, Lens AF-D 24-85mm f/2.8-4 và AF 50mm f/1.8D. Kodak ProImage 100 và Kodak ColorPlus 200.

No comments:

Post a Comment