Wednesday, July 26, 2017

“Bớ làng, bớ làng, có thằng bắt cóc!”

Một đứa trẻ rời nhà – như thời “bao cấp” cách đây mấy chục năm trước hết gọi là trẻ lạc, đi báo công an nhờ nhà chức trách tìm thì gọi là “báo trẻ lạc.” Ngay như Tây họ cũng gọi là “Missing,” chưa rõ lý do để khẳng định rằng làm sao cháu lại biến mất. Ở xứ ta vào thời kỳ thế giới phẳng của mạng xã hội, chẳng ai bảo ai cứ thế khẳng định luôn là “bị bắt cóc.”

Monday, July 24, 2017

Vụn vặt 57: Níu kéo

Đi từ bể bơi về, đỗ ở ngã ba đèn đỏ thấy một cô phía trước cứ nhớn nhác hỏi ba bốn bác, một anh công sở, một bác dáng dân chở hàng và một anh bộ đội, ai cũng lắc. Cô gái đi tiếp trông có vẻ rất hoang mang. Vượt lên hỏi, em tìm đường đi đâu? “Em tìm ra Viện Nhi anh ạ.” “Thế thì em phải đi như thế này…” Hà Nội có nhiều đường mới trên cao dưới thấp, cầu vượt cầu viếc, phân làn lung tung nhiều khi chẳng biết đường nào mà chỉ.

Friday, July 21, 2017

Người đàng ngoài

Tuần trước đại gia đình về quê bên ngoại, tận nam Trung bộ. Ngồi ăn sáng trong nhà ăn khách sạn, mình có viết một câu cảm thán: “Đi đâu cũng gặp người Bắc “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”.”

Có bác trên Facebook viết chắc càng ra gần… Trung Quốc, thì tính cách người ta càng giống nhau. Om xòm, ầm ĩ… Chuyện này chúng ta sẽ bàn sau, nhưng rõ ràng đến nay, sau hai mấy gần 30 năm đi làm ăn, lang thang khắp nơi, gặp người ở khắp các vùng của Tổ Quốc, mình cũng nhận ra rằng người Bắc từ khi đất nước giàu lên, họ giàu lên nhanh hơn người Nam nhiều. Và cũng từ đó, quanh họ cũng có nhiều chuyện để nói.

Wednesday, July 19, 2017

“Con hơn cha là nhà có phúc”

Mùa nghỉ hè là cái mùa bận rộn của cả ba ba con: ngoài công việc của ba, còn học hè của các con và các hoạt động hè cho hai bạn đúng là “kín lịch.” Vất vả nhất là chở nhau trên chiếc xe máy cà tàng, dù đã yếu như chăm chỉ và cần mẫn – hàng ngày nó kẽo kẹt đưa bộ ba đi hết chỗ này đến chỗ khác.

Monday, July 17, 2017

“Những phi công tiêm kích”


“Истребители” Là bộ phim truyền hình gồm hai phần, phần 1 năm 2013 và phần 2 năm 2015. Phần đầu lấy bối cảnh mặt trận Xô - Đức sau chiến thắng Stalingrad và chuẩn bị bước vào trận đánh vòng cung Kursk. Phần sau là thời điểm Hồng quân tiến sang đất Ba Lan.

Saturday, July 15, 2017

Nhi Bá đi học võ

Thế là đúng như đã hẹn, ba của bạn Nhi Bá tìm được cho bạn ấy một thày để học Thái Cực Quyền. Trước mắt là học trong thời gian nghỉ hè, cứ buổi chiều là hai ba con chở nhau đi tập, còn vào năm học sẽ từ từ tính để xem quỹ thời gian của Nhi Bá như thế nào đã…

Hai ba con tập với mục đích khác nhau – là do thày tự đặt ra: ba thì tập theo kiểu dưỡng sinh, y như các cụ già vẫn tập ngoài công viên. Còn con, thày có hướng dẫn thêm về mục đích, công dụng của các động tác Thái Cực quyền, đâu là thế đỡ, đâu là tránh đòn, đâu là dùng lực đối phương để đánh đòn của mình…

Friday, July 14, 2017

“Không có đối thủ”

Năm 16 tuổi, ông bạn nối khố cạnh nhà rủ đi học võ – nó mê chứ mình không có mê. Ừ thì đi, và cuộc đời học võ chủ yếu bằng mồm bắt đầu. Tập ở gần nhà, trong sân một cái chùa, cứ tối mò mò, chẳng nhìn thấy gì, nên chắc chắn là nếu có nhếu nháo tí, thày chẳng biết…

Tuesday, July 4, 2017

Anh lính trẻ

Cứ đủ 18 tuổi, rất nhiều người thanh niên trẻ măng từ khắp mọi miền của Tổ Quốc, lại bước chân vào quân ngũ. Họ sẽ có một năm rưỡi phục vụ trong quân đội, được huấn luyện để sẵn sàng là những người đầu tiên cầm súng bảo vệ đất nước khi có giặc.

Bao thế hệ trẻ con trên khắp thế giới đều say mê những anh lính trẻ, mặc dù họ khác nhau: cao thấp, béo gầy… đủ cả, nhưng một khi đã khoác lên mình bộ quân phục, đeo lên vai những chiếc quân hàm và quân hiệu trên mũ, đó là biểu tượng của Tổ Quốc – thì họ là những người đáng trân trọng. Đó, những người lính trẻ, là những người sẽ bảo vệ sự sống cho chúng ta khi đất nước lâm nguy, và chỉ mãi sau này, khi đã nguy ngập lắm thì may ra mới đến lượt chúng ta lại lên đường.