Thursday, August 23, 2018

Chi tiền tỉ để trở thành “công dân toàn… làng”


Không cần nói chuyện to tát xa xôi ở mức độ toàn xã hội, câu chuyện quanh mâm cỗ quê, một vùng quê ngoại thành Hà Nội cũng đã đủ nóng ran lên vì tình trạng thất nghiệp của thanh niên trong xã. Quê tôi một làng là một xã, cách đây 20 năm đã một vạn dân, thì nay dù đã “thoát ly” đi làm ăn khắp đất nước kha khá, dân số vẫn còn hơn như thế.

Wednesday, August 22, 2018

Có phải máy ATM đẻ ra tiền?


Hai anh em nhà Nhi Bá, Nhi Bôn học thì chẳng mấy hào hứng, nhưng riêng đi chơi thì nhiệt tình vô hạn. Chưa đi hết trận này, hai anh em đã tính toán đến trận khác. Để được đi chơi, chúng nó biết là phải hoàn thành tốt việc học hành, nên cũng có tí cố gắng.

Saturday, August 18, 2018

Một phần tình yêu với Hà Nội ở đó, không thêm được thì thôi đừng có “cắt bớt” đi


Được biết tôi là người có “thâm niên” sinh hoạt ở Cung thiếu nhi Hà Nội từ nhỏ, nên BTV Tuần Việt Nam có đề nghị nghiên cứu thêm vấn đề đang được đặt ra hiện nay là nhu cầu cắt bớt đất của Cung thiếu nhi cho Thành phố sử dụng. Theo dòng sự kiện, tôi mới rõ việc cắt đất này chính là nhằm vào khu nhà cũ, mà như chúng ta vẫn đang hiểu là khu Nhà truyền thống của Cung.

Thursday, August 16, 2018

Sách “Chúng ta là đàn ông” của Steve Senkman


Cuốn sách “Chúng ta là đàn ông” của Steve Senkman (“Мы – мужчиныСтив Шенкман) được dịch và xuất bản ở Việt Nam năm 1987, dưới sự kết hợp của Nhà xuất bản Thế giới Mátxcơva với Nhà xuất bản Thể dục Thể thao Việt Nam. Những người dịch là Phan Bạch Yến[1] và Trần Yến Thoa.

Wednesday, August 8, 2018

Còn tôi với Sài Gòn

Sài Gòn, 2001
Đã bao lần tôi định viết một bài thật hoành tráng, kiểu như “Sài Gòn và tôi” nhưng cuối cùng, lại thôi. Khoảng 20 năm trở lại đây, cứ vài năm tôi lại có dịp vào Sài Gòn một lần, đợt thưa đợt mau, có khi chỉ vài tháng lại có mặt, nhưng cũng có lần bẵng đi có đến năm rưỡi hai năm. Có thể nói, tôi đi nước ngoài còn nhiều hơn vào Sài Gòn nhiều.

Tuesday, August 7, 2018

Cái phong bì


“Hòa vào” phong trào học thêm của toàn quốc, anh em nhà Nhi Bá, Nhi Bôn cuối cùng cũng đi học thêm như ai. Kẹt nhất là ông “xe ôm” là ba của hai bạn, chở hai bạn đi học ở cái khoảng cách về địa lý rất dở, về nhà cũng dở mà ở lại lang thang thì chẳng biết làm gì.

Ôi vấn nạn học thêm!