Hôm qua lên Facebook gặp một chuyện từ người quen biết: con nuôi cô ấy đi học ở trường dạy nghề bị đánh, có thể nói là nhừ tử. Chuyện bắt đầu từ hôm trước đi đường va chạm với bạn cùng trường, đã có yếu tố “suýt bị đánh từ năm, sáu bạn khác” rồi và đến hôm sau thì bị “quây.” Cô ấy viết lên mạng để xem có ai đi qua mà có camera hành trình quay lại cảnh đánh hội đồng, ngõ hầu có thêm chứng cứ làm việc với cơ quan pháp luật.
▼
Friday, December 11, 2020
Bạo lực học đường: vì sao nên nỗi?
Hôm qua lên Facebook gặp một chuyện từ người quen biết: con nuôi cô ấy đi học ở trường dạy nghề bị đánh, có thể nói là nhừ tử. Chuyện bắt đầu từ hôm trước đi đường va chạm với bạn cùng trường, đã có yếu tố “suýt bị đánh từ năm, sáu bạn khác” rồi và đến hôm sau thì bị “quây.” Cô ấy viết lên mạng để xem có ai đi qua mà có camera hành trình quay lại cảnh đánh hội đồng, ngõ hầu có thêm chứng cứ làm việc với cơ quan pháp luật.
Wednesday, December 9, 2020
Vụ cô bé tự tử ở An Giang: chúng ta hiểu trẻ con đến trường như thế nào?
Xin báo cáo trước là bài này rất, rất dài, là sự thử thách tính kiên nhẫn của người đọc. Bác nào sốt ruột bỏ qua luôn đi khỏi đọc.
Sau khi viết đôi dòng về chuyện cô bé lớp 10 tự tử ở An Giang, rất thú vị có một cậu bạn cũ từ thời trung học vào bình luận làm tôi nhớ ra “case” của chính cậu ta. Câu chuyện bắt đầu từ năm học lớp 10 khi bước chân vào trung học, cậu ta cùng một bạn gái nữa trong lớp được thày giáo dạy Anh văn cực kỳ chú ý, có thể nói là ưu ái… vì hia bạn học tiếng Anh rất giỏi (sau này cả hai cùng theo nghề chuyên ngoại ngữ tiếng Anh). Tôi nhớ năm lớp 10 đó, tôi, cậu ta cùng vài bạn nữa trong lớp còn lên trường Hà Nội – Amsterdam để thi học sinh giỏi, tôi thi toán còn anh chàng thi tiếng Anh.
Friday, December 4, 2020
Đôi bờ chiến tuyến
Thế là con đã lên lớp Sáu được
mấy tháng rồi đấy nhỉ, con gái yêu quý của ba. Năm học này con đã bước chân vào
một môi trường hoàn toàn mới, lên cấp trung học (cơ sở) nó đã khác hẳn với tiểu
học – tất nhiên ở đây ba sẽ không nói về cách học và cách tiếp cận kiến thức,
cũng như cách giải quyết vấn đề.
Thursday, December 3, 2020
Rỗi hơi nói chuyện ông Trump
Hàng xóm nhà mình có truyền thống
đặt “ních nêm” cho con cái bằng tên tổng thống Hoa Kỳ: Bin, Ô, và bây giờ mới
xuất hiện “thằng Chăm” năm nay gần hai tuổi. Chẳng phải họ thần tượng gì mấy
ông tổng thống Mỹ, càng không phải họ theo kiểu hồi còn chiến tranh đặt tên để…
chửi cho sướng mồm. Kiểu đó phải đặt tên cho chó, thay vì Vàng, Mực, Vện… thì đặt
là Kít, Giôn, Ních…