Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, October 19, 2016

Putin có thể thắng ở vài thế cờ nhưng sẽ thua cả ván cờ

Không còn nghi ngờ gì nữa, việc tổng thống Nga V.Putin “tạm hủy” cuộc viếng thăm của mình tới Pháp dự kiến từ này 19/10 tới đây, là một hành động buộc phải có nằm trong chuỗi các sự kiện liên quan đến nhau một cách mật thiết.

Đối với ông Putin, ván cờ vẫn tiếp tục khi tình hình quan hệ của Nga với Phương Tây liên quan đến Ukraine vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu, và thậm chí còn có chiều xấu đi sau khi Nhóm các công tố viên quốc tế hôm 28/09/2016 công bố báo cáo nói tên lửa phòng không Buk bắn hạ phi cơ MH17 của hàng không Malaysia hồi năm 2014 “được chuyển từ Nga sang lãnh thổ Ukraine.” Nhưng ngay từ trước thời điểm này, nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của không quân Nga, lực lượng Chính phủ Syria đã chiến đấu có kết quả ở khu vực thành phố Aleppo. Lệnh ngừng bắn của Nga và Mỹ đề xuất bị xé toạc từ khi chính quyền Damascus tổ chức chiến dịch quân sự nhằm giành lại thành phố này từ phe phiến loạn.

Tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, hai nước Nga và Pháp cùng cố gắng tìm kiếm giải pháp ngừng bắn tại Aleppo, giảm bớt những thiệt hại đau thương cho dân thường đang ngày ngày phải hứng chịu. Nghị quyết của Pháp thì bị Nga phủ quyết là đương nhiên; khi mà lực lượng Chính phủ Syria với sự hậu thuẫn của Nga đang giành được thắng lợi. Nga sẽ không thể chấp nhận một nghị quyết mà theo đó các máy bay của nước này sẽ bị cấm bay trên bầu trời Aleppo. Và chắc chắn, nghị quyết của Nga sẽ cố gắng có được nhiều lợi thế nhất cho “phe mình.” Đáng chú ý nhất là hai nghị quyết đưa ra, thì của Nga không đạt được số phiếu thuận cần thiết là 9 phiếu, còn của Pháp thì Nga buộc phải sử dụng quyền phủ quyết của mình.

Khi đang có lợi thế, thì chẳng đời nào người ta lại từ bỏ nó. Chấp nhận nghị quyết của Pháp cấm luôn cả những chuyến bay quân sự trên bầu trời Aleppo, quân Chính phủ Syria không còn sự yểm hộ mạnh mẽ sẽ nhiều khả năng bị đẩy lùi trở lại vạch xuất phát. Chính vì thế Nga thảo một nghị quyết chỉ ngừng bắn mà không đề cập đến vấn đề cấm bay.

Điều đó đồng nghĩa với việc, lệnh ngừng bắn chỉ có hiệu lực với quân trên mặt đất còn những cuộc tấn công từ trên không thì không bị cấm. Trong khi mà lực lượng đối lập thì không có không quân, còn Phương Tây có không quân thì không được ra mặt tấn công vào quân đội Chính phủ Syria; Nga đương nhiên có lợi thế khi thông báo những hoạt động quân sự của mình là “chống khủng bố.”

Cũng chính vì vậy mà Phương Tây cáo buộc Nga “ngoài” oanh tạc Nhà nước Hồi giáo IS, “còn” tấn công thêm các lực lượng đối lập. Cũng dễ hiểu khi những thông tin về chiến sự ở Syria thường đưa theo hướng “được sự yểm hộ của không quân cả từ phía Nga, quân đội Chính phủ Syria đã chiếm được những khu vực… từ tay đối lập” trong khi Nga thì vẫn cho rằng chiến dịch quân sự của họ ở đây là cuộc chiến chống khủng bố.

Có lẽ, thế mạnh của Putin ở Syria là không thể bàn cãi, ông có thể làm được những điều mà Phương Tây không thể làm, và chỉ có thể (công khai) làm điều mà Nga cũng đang làm. Phương Tây không thể trực tiếp tấn công quân của Bashar al-Assad nhưng vẫn phải tiếp tục những nhiệm vụ không kích Nhà nước Hồi giáo IS.

Lý luận của Nga có hai vế: một, là cuộc chiến chống khủ bố cần sự có mặt của họ. Vế thứ hai là họ ủng hộ Chính phủ của Bashar al-Assad và coi đó là một điều kiện của chấm dứt nội chiến.

Có mâu thuẫn sâu sắc giữa cách nhìn nhận đâu và như thế nào là chống khủng bố ở Syria. Cái nhìn của Nga sẽ dễ hiểu hơn, khi ủng hộ Chính phủ al-Assad và đồng thời là chống khủng bố luôn. Từ cái nhìn này, các lực lượng đối lập và Nhà nước Hồi giáo IS không khác gì nhau. Còn cái nhìn của Phương Tây cần phải rạch ròi được, đâu là lực lượng của các nhóm đối lập Chính phủ al-Assad (ly khai, hay với tư cách là một bên nổi dậy, bên khởi nghĩa trong Luật quốc tế) và đâu là lực lượng của Nhà nước Hồi giáo IS.

Đó là thế mạnh của ông Putin khi can thiệp vào tình hình Syria, xuất phát từ cách dễ tiếp cận lý lẽ, nay đã thành những thế mạnh thể hiện thực tế trên chiến trường. 

Thay vì chờ đón người đồng cấp sang thăm để gặp gỡ và trao đổi như một cơ hội hóa giải bất đồng, thì tổng thống Pháp Hollande lại cáo buộc tổng thống Putin phải chịu trách nhiệm về những hành động có tính chất tội phạm. Ông Hollande cũng như một vài lãnh đạo Phương Tây khác vẫn cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm về những thường dân thiệt mạng trong những cuộc không kích ở Aleppo.

Trong hoàn cảnh đó, nếu ông Putin vẫn đi thăm Pháp mới là lạ. Gần như đồng thời với những sự kiện này, Nga đã tỏ ý sẵn sàng tham gia quyết định “đóng băng sản lượng dầu mỏ” của OPEC. Đánh cờ thì đánh cờ, vẫn phải quan tâm đến túi tiền vì nếu không có tiền thì chẳng thể duy trì được bất cứ cuộc chiến nào nếu nó kéo dài quá lâu. Tuy nhiên câu chuyện dầu mỏ không chỉ là giá, mà còn là thị phần: hiện nay đã có quá nhiều lựa chọn cho khách hàng trên “chợ” dầu mỏ mà Nga không còn giữ được thế mạnh, giá dầu có tăng thì với lượng người bán nhiều hơn, dầu Nga (vốn yếu thế cả về chất lượng lẫn công nghệ khai thác) sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt.


Ông Putin dù không đi thăm Pháp nữa, nhưng chỉ là “tạm hoãn” chứ không hẳn là hủy chuyến thăm. Pháp dù sao cũng luôn luôn là “mắt xích yếu”, thường là cánh cửa cho sự giao lưu qua lại giữa Nga với Phương Tây. Nếu nhìn vào những tuyên bố, những quyết định tức thời, chúng ta sẽ đánh giá: từ năm 2014 đến nay, bây giờ là thời kỳ quan hệ giữa Nga với Phương Tây xấu nhất (kể từ năm 1991,) quan hệ Nga – Pháp xấu đi lần này có thể là một giọt nước tràn ly làm quan hệ Nga – Phương Tây xấu hẳn, đổ vỡ hẳn.

Điều đó có thể xảy ra nếu như ông Putin tiếp tục có những nước cờ mạnh bạo hơn nữa trên cả hai bàn cờ, Ukraine và Syria. Trong trường hợp đó, nước Nga có thể bị tiếp tục xiết chặt bằng những gia hạn thêm các lệnh trừng phạt, thậm chí thêm những lệnh trừng phạt mới; trong khi chưa có dấu hiệu khả quan nào về nguồn tiền truyền thống dầu – khí. Khi đó, nước Nga của Putin sẽ rơi vào khó khăn hơn nữa, hoặc ít ra tình trạng trì trệ, đình đốn của nền kinh tế cũng sẽ kéo dài thêm. Đó là chưa kể đến “đòn MH17”, ví dụ như một vụ kiện, mà Phương Tây đang dứ dứ, có thể đánh ra bất cứ lúc nào.

Có thế mạnh ở bàn cờ Syria, chưa ngã ngũ ở bàn cờ Ukraine nhưng lại rất mấp mé trước một thế chiếu bí trên một bàn cờ tổng thể lớn hơn, nếu ông Putin không cẩn thận và tỉnh táo sẽ lại sa vào một thế “cờ bí” mới mà chưa dễ có lời giải.

Bài trên Tuần Việt Nam tại đây

Tham gia thảo luận trên Facbook tại đây 

No comments:

Post a Comment