Khi ông Trump đắc cử, tổng thống
Nga V.Putin là một trong những người có lời chúc mau mắn nhất đến người sẽ là tổng
thống thứ 45 của Hoa Kỳ từ đầu năm sau. Cả hai người đàn ông đang thu hút được
sự chú ý của thế giới này đều dành cho nhau những lời lẽ thiện cảm đặc biệt. Chỉ
còn hơn một tháng nữa, hai người này sẽ đứng đầu hai cường quốc hàng đầu thế giới,
đặc biệt là về tiềm lực quân sự.
Nếu như sự thiện cảm của ông
Trump dành cho Putin có vẻ mang tính cá nhân nhiều hơn – vì ít ra xuất phát điểm
của ông cũng chỉ là một doanh nhân, một nhà tỉ phú, sự nghiệp chính trị còn là
con số không. Vì lẽ đó, ông Trump sẽ không có chung những chia sẻ với Putin
nhãn quan địa chính trị chiến lược. Còn với Putin, tình hình có thể sẽ khác.
Từ đầu năm 2014, thế giới quan
tâm rất nhiều đến Putin, bằng những hành động quyết đoán, mạnh mẽ và không hiếm
sự bất ngờ của ông: từ việc chớp thời cơ sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine đến
chiến dịch không kích của không quân Nga ở Syria và năm sau. Đan xen giữa hai sự
kiện lớn đó là những sự kiện nhỏ hơn có nguyên nhân từ nhiều phía, như sự kiện
chiếc máy bay của hàng không Malaysia MH-17 hay lệnh trừng phạt của Phương Tây
đối với nước Nga cùng giá dầu mỏ rơi với quỹ đạo thẳng đứng trong một thời gian
ngắn và duy trì mức thấp trong một thời gian dài, đến nay chưa có dấu hiệu cho
thấy nó tăng trở lại đẩy kinh tế Nga vào một giai đoạn khó khăn chưa từng có từ
sau khủng hoảng 1998.
Vào thời điểm bắt đầu của giai
đoạn gần 2 năm vừa qua đó, ông Putin đã giải thích cho toàn thế giới về vị trí
của nước Nga trên bàn cờ địa chính trị toàn cầu: “Nước Nga đã rơi vào một vị thế
không thể thoái lui. Nếu anh lấy hết sức ép một cái lò xo, nó sẽ bật lại rất mạnh.
Hãy luôn nhớ điều này” (Diễn văn của V.Putin đọc nhân sự kiện sáp nhập Crimea,
3/2014.)
Năm nay sẽ là năm kỷ niệm tròn
một phần tư thế kỷ của sự kiện Liên Xô sụp đổ (1991,) sự kiện mà theo Putin gọi
đó là thảm họa chính trị lớn nhất của thế kỷ XX. Có lẽ biến cố này cùng những hệ lụy đi kèm theo nó, đặc biệt là sự thu
hẹp “vùng đệm” để phòng thủ của nước Nga đã trở thành một nguy cơ kéo dài đến tận
ngày nay, và ngày càng trở nên hiện hữu. Từ tư duy của mình, Putin nhận thấy
Phương Tây đã vi phạm cam kết không mở rộng biên giới của NATO về phía Đông, tức
là không được phép kết nạp các quốc gia Đông Âu vốn là vệ tinh của Liên Xô thời
chiến tranh lạnh. Chính vì vậy quá trình hỗn loạn về chính trị ở Ukraine sau sự
kiện Maidan (cuối 2013, đầu 2014) dẫn đến việc chính quyền Yanukovych bị thay
thế mở ra xu hướng xích lại gần Phương Tây một cách nhanh chóng của nước này và
gnày càng xa rời nước Nga – như giọt nước tràn ly cho các hành động của nước
Nga dưới quyền của Putin như chúng ta đã biết.
Từ góc độ của các quốc gia Đông Âu nói chung cũng
như Ukraine nói riêng thì không thể bỏ qua cách nhìn nhận, rằng họ là những nước
nhỏ yếu về tiềm lực quốc phòng, có nhu cầu dựa vào một liên minh nào đó cũng là
chính đáng và cần thiết. Việc gia nhập Liên minh Châu Âu về kinh tế và chính trị,
vào NATO về quân sự như vậy cũng phù hợp với mạch logic của vấn đề.
Từ sự khác biệt về cách nhìn nhận đó, nên có sự
xung đột quan điểm địa chính trị chiến lược giữa Nga (đặc biệt vào thời kỳ
Putin làm tổng thống) và Phương Tây. Liên Xô tan rã, đối trọng của NATO mất đi
làm cán cân tương quan về quân sự mất cân bằng nghiêm trọng. Đáng nhẽ ra, lịch
sử cần đi theo một trong hai hướng: hoặc NATO cũng phải tự giải tán; hoặc cùng
nước Nga thay đổi để xây dựng một môi trường đảm bảo an ninh mới cho bắc bán cầu
cũng như toàn cầu. Đáng tiếc là lịch sử đã không đi theo hướng nào trong số đó,
mà nước Nga thời hậu Yeltsin, sang thời Putin đã bước lên vũ đài lịch sử, thay
thế Liên Xô trở thành đối trọng của NATO.
Không còn nghi ngờ gì nữa, nước Nga như cái lò xo
đang bung rất mạnh về phía Châu Âu, chứ không phải là Hoa Kỳ, mặc dù nước này
là thành viên chủ chốt của NATO. Nói một cách chính xác, Putin chọn châu Âu và
Trung Đông làm “địa bàn tác chiến” chính, các thành viên Châu Âu của NATO là đối
tượng chính. Về phần mình, Châu Âu cũng lao đao vì kế hoạch của nước Anh rời
liên minh (Brexit) hay những vấn đề nội tại: nạn khủng bố, làn sóng người tị nạn...
Trong hoàn cảnh đó, cái thế “ép lò xo” lại được
thêm xúc tác từ tuyên bố của ông Donald Trump, rằng NATO (ý là các nước còn lại
của Khối trừ Hoa Kỳ) cần phải gánh chịu thêm các chi phí phòng thủ, và nếu thực
sự nước này cắt giảm ngân sách dành cho Khối sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược
của khối này cũng như hoạt động của nó trên thực tế.
Sau hai năm, nước Nga chưa có những biểu hiện
thoát ra được khỏi khó khăn từ tác động kép (lệnh trừng phạt và giá dầu hạ,)
Châu Âu cũng có cái khó của Châu Âu và Mỹ thì sẽ có vị tổng thống mới... tất cả
đều bận rộn. Nếu như nước Mỹ có một vị tổng thống như bà Hilary Clinton, không
khó để đoán trước rằng họ chỉ cần tiếp tục chính sách đối ngoại của đất nước
như thời Obama thêm một thời gian nữa. Hy vọng mở ra với sự đắc cử của ông
Trump, chính là sự khác hẳn của ông trong nhãn quan địa chính trị toàn cầu. Có
thể sự thay đổi này trong Nhà Trắng, sẽ là xúc tác đưa nước Nga thoát khỏi thế
khó khăn “cùng tắc biến,” khó hết mức rồi thì sẽ lại bắt đầu thời kỳ đi lên. Đó
mới chỉ là hy vọng, nhưng là có căn cứ và hợp quy luật.
Về phía Châu Âu, khó sẽ tiếp tục khó với nước Pháp
có cuộc bầu cử Tổng thống vào năm sau, nước Đức cũng sẽ lại bầu cử lại Thủ tướng...
“thế lò xo ép” cũng sẽ tiếp tục nhưng với Châu Âu vốn không phải là một thực thể
thống nhất, chúng ta sẽ không rõ được rằng liên minh này có “bật lại” được hay
không hay cái lò xo sẽ vỡ ra từng mảnh.
Những căn cứ để dự đoán thế giới thời ông Trump
làm Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với quan hệ hai siêu cường Nga – Mỹ sẽ khó lường,
thậm chí hỗn loạn là như thế.
Bài trên Tuần Việt Nam tại đây
Tham gia thảo luận trên
Facbook tại đây
No comments:
Post a Comment