Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, March 22, 2018

Xe khách đâm xe cứu hỏa: tại sao lại tranh cãi?


Trưa hôm kia nghe trên Vê tê vê thấy người ta nói, đâu như trên mạng xã hội có tranh cãi nảy lửa về việc, hai xe đâm vào nhau trên đường cao tốc, ai đúng ai sai. Và hôm nay mình được “tag” bởi một người quen vào một câu chuyện xung quanh vụ việc này.

Thành ra cũng phải quan tâm một chút.

Cũng lạ, việc rõ ràng mười mươi, thế mà còn cãi cọ hết hơi nữa là việc không rõ ràng. Tất cả đã được quy định trong Luật giao thông đường bộ, rằng xe cứu hỏa là một trong mấy loại xe ưu tiên được đi vào đường ngược chiều, thì còn có gì đáng phải cãi nhau nữa?

Thật ra, việc người ta cãi cọ cái gì đúng cái gì sai quanh những vấn đề liên quan đến pháp luật không phải là điều gì khó hiểu. Nhiều người đổ tại luật của ta mù mờ, nhưng ngay đến cả những luật khá tốt, chẳng mấy mù mờ (luật giao thông chẳng hạn) mà vẫn cãi cọ.

Tại sao vậy?

Đơn giản thôi, là do chúng ta không xuất phát từ nguyên tắc cơ bản, mà sa ngay vào các chi tiết. Lỗi này không chỉ người không chuyên ngành luật, mà cả những người đã có học luật (đặc biệt là… tại chức, hi hi) cũng mắc. Mình sẽ giải thích thông qua một số ví dụ.

Nguyên tắc của luật hình sự chẳng hạn, mục đích của nó là để bảo vệ trật tự xã hội và trật tự pháp luật, chứ không phải là trừng phạt. Nhưng rất nhiều người hiểu sai, thậm chí đến luật sư bảo vệ cho bên bị hại còn đòi nâng mức hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội để có thể tử hình được Lê Văn Luyện. Luật sư như thế là dốt.

Nguyên tắc của luật giao thông không phải để đưa ra những quy định để phạt người ta, hoặc bắt người ta nhất nhất phải tuân theo một cách cứng nhắc trong tất cả các trường hợp, mà nguyên tắc cao nhất của nó là bảo vệ an toàn cho các phương tiện, người tham gia giao thông. Quay lại với vụ đâm xe trên đường cao tốc, người ta còn phân tích là tốc độ cho phép là bao nhiêu, thì quãng đường cần có để hãm xe lại là bao nhiêu mét đó… Như thế là sa đà vào chi tiết, và sai lầm.

Câu chuyện ở đây không như thế: chúng ta có thể thấy hôm đó đường ướt, và thấy trên Vê Tê Vê bảo có sương mù. Nguyên tắc của luật giao thông như trên đã nói, là đảm bảo an toàn là tối thượng, tốc độ quy định hạn chế được chạy là 100km/giờ chẳng hạn, nhưng đó là tối đa và luật không có nguyên tắc nào cấm người lái xe chạy dưới tốc độ đó. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế: đường sá, thời tiết… mà người lái xe có thể chọn một tốc độ thấp hơn.

Đến đây chắc hẳn sẽ có người cãi: thế tốc độ hạn chế ngưỡng dưới thì sao? Lại một nguyên tắc nữa: trong trường hợp đặc biệt, cơ quan quản lý giao thông không xử phạt những lỗi như vậy. Xin nhắc lại, an toàn là nguyên tắc cao nhất trong khi tham gia giao thông.

Như vậy với điều kiện sương mù, đường trơn ướt mà lái xe khách vẫn cố gắng giữ tốc độ tối đa cho phép, thì đó là sự tuân thủ pháp luật một cách ngoan cố và coi thường tính mạng của người khác.

Chúng ta không phải là người trong cuộc, không thể phán cái gì được, mà chỉ có thể phán đoán. Đáng tiếc rằng, trong đoạn video cho thấy chiếc xe cứu hỏa đi ra đường cao tốc từ một đường rẽ nhánh – mà đã đến nút giao thì chắc chắn trên đường cao tốc chính phải có biển báo, mà đã có biển báo giao nhau thì về nguyên tắc là phải giảm tốc độ quan sát, dù đường rẽ nhánh đó là cùng chiều với chiều đi của mình.

Trên thực tế, chuyện hiểu sai luật giao thông là cực kỳ phổ biến. Gần đây trong một nhóm “Luật giao thông” gì đó trên Facebook có một cô khoe lái xe đã… hai năm, nhưng cãi CSGT về việc cháy đèn là… bất khả kháng. Họ hiểu “bất khả kháng” là nằm ngoài ý muốn của họ - nhưng thật ra trong luật người ta không hiểu như thế: bất khả kháng do khách quan đưa lại, dù chủ quan đã dùng mọi cách để khắc phục nhưng không thể khắc phục được. Bất khả kháng thường là thiên tai, hỏa hoạn… có thể một số trường hợp áp dụng cả chiến tranh.

Nhưng cháy bóng đèn không phải là bất khả kháng, vì người lái xe phải lường được bóng đèn có thể cháy bất cứ lúc nào và dự liệu cho trường hợp đó. Lái xe Việt Nam thì thường cãi chày cãi cối là không biết đường nào mà thay… Đó là những việc luật không quan tâm, miễn là anh khắc phục được thì mời anh lên đường, nếu nhắc nhở rồi mà vẫn cố vi phạm thì đương nhiên là phạt.

Học luật mà như vậy thì chắc là đi thi không có chữ luật nào trong đầu, và có chữ nào thì cũng không hiểu. Lái xe như thế, không phải là 2 năm mà 20 năm vẫn bị phạt như thường…

Thế đấy, bất cứ điều gì trong cuộc sống, đều có thể có luật điều chỉnh, và muốn khỏi cãi cọ, thì cố gắng học hỏi, lắng nghe mỗi hôm một tí…

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment