Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, August 14, 2012

Cái bắt tay


Hồi bé mỗi lần được mẹ đưa sang thăm ông nội, đều được ông nội bắt tay. Ông quý thằng cháu nội lớn nhất, “ẩn tuổi ông” là mình, nên thường ngồi nói chuyện rủ rỉ với mình rất lâu. Ấn tượng nhất là cách ông bắt tay thằng cháu học tiểu học. Dáng ông cao, gầy, nên ông cúi xuống, nắm chặt bàn tay nhỏ xíu của thằng cháu. Tay ông cũng gầy, hơi nhăn nheo, nhưng khô, âm ấm.


Ông dạy, mỗi khi cháu bắt tay ai, cháu hãy đứng thẳng, nhìn thẳng vào mắt người ấy. Nắm tay chặt, mạnh mẽ, xứng đáng là đàn ông. Về sau mình mới hiểu là, ông dạy cho mình một cách sống ở đời, không quỵ lụy, luồn cúi. Không bắt tay nhau thì thôi, đã bắt tay, là phải bình đẳng. Cái bắt tay phải thể hiện mình là người đàng hoàng, chân thành, chính trực, là người bạn đáng tin cậy, là đối thủ xứng đáng được tôn trọng.


Và bây giờ mình lại dạy con mình như thế, người lớn đưa tay ra bắt tay con, thì con đàng hoàng, chững chạc, bắt tay lại, mắt nhìn thẳng, đó là “lễ độ”.

Ở tận bên Mỹ có cái ông Tổng thống Barack Obama là có nhiều ảnh bắt tay trẻ em. Đặc biệt, chúng nó bắt tay Tổng thống của chúng nó, mà rất bình đẳng. Đúng như ông nội mình đã dạy, đứng thẳng, nhìn thẳng, cái bắt tay bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Ông tổng thống Hoa Kỳ có lần còn cúi người bắt tay một cô bé nhỏ xíu.


Duy nhất có một bức ảnh ông Tổng thống cúi thấp hẳn mình xuống khi bắt tay, nhưng là bắt tay Nhật Hoàng, đó là “lễ độ”.

Con trai của ông nội mình, tức là ông nội bọn trẻ con nhà mình thì kể. Thời Pháp thuộc đi học ở Hà Nội, việc bắt tay cũng như các nghi thức xã giao được dạy trong trường học. Đúng như ông nội dạy vậy thôi: đưa tay ra bắt, đứng cách bao nhiêu đó, chững chạc thế nào đó… “Chỉ từ sau năm 1954 tao mới thấy các cán bộ kháng chiến về thành phố Hà Nội mới có mấy kiểu bắt tay đến lạ. Phổ biến nhất là bắt bằng hai tay với cấp trên, lưng thì cúi xuống, mồm vâng vâng dạ dạ trông đến là hèn mạt. Kiểu nữa, là bắt tay người ta nhưng cứ quay như quay maniven nổ máy ô tô. Lại có kiểu bắt tay lại giật giật thật lực như kéo co”.

Chưa hết đâu ông ạ. Thời kinh tế thị trường, mở cửa, đổi mới… là thời của bọn làm ăn chụp giựt, tham ô, móc ngoặc… sinh ra cái kiểu bắt tay rồi dùng ngón trỏ gãi gãi vào lòng bàn tay người được bắt tay. Một sự đồng lõa đê tiện.

Lên làm việc trên miền núi, thấy có kiểu bắt tay cấp trên bằng tay phải, kèm theo tay trái nắm cổ tay phải. Mình thắc mắc, một ông bạn người Kinh có vợ người Tày giải thích một cách không chắc chắn lắm, “hình như đó là phong tục của người Tày”. Mình cũng không biết trong hệ thống phong tục của người Tày có vụ bắt tay hay không nữa kia.


Hôm nay trên Facebook được xem một bức ảnh Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao bằng phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú cho một loạt các nghệ sỹ. Có một bác đầu bạc rồi, cúi rạp người gần như song song với mặt đất để bắt tay Chủ tịch nước. Nhìn mà phát nản.


Mình chẳng nghĩ là Chủ tịch nước thích thú vụ rạp người xuống như thế của cái bác kia.


Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment