Hôm nay 30 tháng Giêng Âm lịch, là ngày Tết Đắp
Nọi của người Tày.
▼
Friday, February 28, 2014
Thursday, February 27, 2014
Vòng của sự sống
Hồi anh cu nhà mình tầm khoảng 4 tuổi, trong
nhà có mấy con chuột làm loạn. Mới đầu chỉ là một con, rồi thành đến 3, 4 con
gì đó. Đêm mà nhỡ nhốt nó vào trong phòng để bật máy lạnh thì nó gặm nát cả
phía dưới cửa để đòi ra, mình còn phải dậy mở cửa hầu các “ông, bà” ấy.
Ở Ấn Độ, ai cũng tên là Kumar cả…
Để chuẩn bị cho những chuyến đi Ấn Độ, mình chọn
đọc cuốn “Lịch sử văn minh Ấn Độ” của Will Durant (bản dịch của Nguyễn Hiến Lê),
và càng đọc càng choáng váng.
Wednesday, February 26, 2014
“Lấy vợ xem tông…”
“Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống” – các cụ
đã dạy thế rồi. Thời trọng nam khinh nữ nên đưa ra tiêu chuẩn soi chị em về lý
lịch như thế là hơi kinh, chứ như thời bây giờ, nam nữ gì thì cái chuyện “tông
tích họ hàng hạnh kiểm” kia, đều quan trọng cả.
Sunday, February 23, 2014
Con ba ba muốn làm người
Saturday, February 22, 2014
Kỳ vọng Nikon Df
Ngay từ khi chỉ có những thông tin đầu tiên về
Nikon Df trên mạng, mình đã nghĩ, chắc chắn nó không phải là “Nikon FM chụp
phát ra ảnh số”.
Friday, February 21, 2014
Bái bai nhi đồng thối tai
Hôm nay trường tổ chức cho cả khối lớp Ba đi
Văn Miếu Quốc Tử Giám để kết nạp Đội – tối qua ông con mới đem chuyện ra thổ lộ.
Hóa ra là đợt đầu tiên trong năm học này, ông con không được kết nạp.
Thursday, February 20, 2014
Anh hùng luận
Con trai đi học bơi mất ba năm, chính xác là ba
mùa bơi. Hai mùa đầu, ngày nào cũng chỉ vào bể bơi tập chừng 15 phút rồi vầy nước,
phơi nắng là chính. Năm thứ ba, chỉ cần một tuần là cậu chàng đã bơi lập tức được
hai kiểu là trườn sấp (crawl) và ếch đúng kỹ thuật như một vận động viên thực
thụ. Vấn đề của bài viết này không phải để cập vào điểm đó.
Tuesday, February 18, 2014
“Dư lợn viên” và “Dâm chủ”
Cách đây vài ngày mình đã viết “Không nói chuyệnchếnh t’rệ!” để xác định rõ ràng về cách chơi trên mạng internet của mình hiện
nay. Hôm nay bằng bài này, đương nhiên sẽ phải nói rõ hơn một chút về thái độ
chính trị của bản thân – cũng do có một số ý kiến trao qua đổi lại và hình như
có một vài người nào đó đang hiểu nhầm.
Monday, February 17, 2014
Báo “Hà Nội mới” đã ca ngợi tên tướng đã đánh Việt Nam năm 1979 như thế nào?
Tháng Chín năm 2008, chỉ trước thời điểm kỷ niệm
30 cuộc chiến biên giới Việt Trung nửa năm, trên báo Hà Nội mới, cơ quan ngôn
luận của thành ủy Hà Nội có xuất hiện bài báo “Thu phục tướng tài” của Khánh
Linh. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm cuộc chiến này, chúng ta lại có dịp ngồi nhìn lại
những gì mà người Việt Nam ta đã đang và sẽ nhìn nhận về cuộc chiến, như một
cái nhìn đa chiều.
Friday, February 14, 2014
Những người bạn thật
Một. Bạn quả thụi.
Bạn kém mình một tuổi, đi học sớm một năm,
nhưng cao hơn mình – cả nhà bạn cao chứ chẳng riêng gì bạn. Bạn lém lỉnh, nói
nhiều, nhưng hiền và ngoan. Nhà bạn nghèo, thanh bạch, đến nhà bạn chơi rất
thích vì bố mẹ bạn đều hiền, có cả bà và chị của bạn nữa. Học cùng nhau lúc mới
chỉ 9, 10 tuổi, bằng tuổi con trai của mình bây giờ…
Wednesday, February 12, 2014
“Không nói chuyện chếnh t’rệ!”
“Không nói chuyện chếnh t’rệ!” – nếu không nhớ
nhầm thì đó là câu thường xuyên được nhân vật Trần Sùng, trung tá công an chế độ
Việt Nam Cộng hòa sử dụng khi tranh cãi, đấu khẩu, tranh luận với chị Dịu, nhân
vật nữ chính trong phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”.
Monday, February 10, 2014
"Đô đốc" 2008
Phim "Đô đốc" (Адмиралъ -
2008); Đạo diễn Andrei Kravchuk, các
diễn viên Konstantin Khabensky, Elizaveta Boyarskaya, Sergey Bezrukov, Anna
Kovalchuk...
Thursday, February 6, 2014
“Tạch tạch đùng…”
“Tạch tạch đùng” hay năm mới kể chuyện cũ, chuyện
pháo. Từ khi cố thủ tướng Võ Văn Kiệt cấm pháo đến nay đã chuẩn bị được tròn 20
năm: chỉ thị 406 ngày 8 tháng 8 năm 1994 (số đẹp gớm). Đã vài thế hệ, Tết không
biết đến pháo, chứ hồi đó, đám ma còn đốt pháo, đốt lúc đưa ma gần xong, “để
cho đỡ lạnh lẽo”.
Monday, February 3, 2014
Đi “mưu cầu hạnh phúc”
Niềm vui khi có được Ấn đền Trần. Ảnh chỉ có tính chất minh họa |
“Alô, mùng mấy mùng mấy, nhà mày có đi đâu
không?” “Tao mùng “này” đưa ông bà nội đi lễ chỗ nọ, mùng “kia” đưa ông bà ngoại
đi lễ chỗ kia…”. Đến hẹn lại lên, cứ ra Giêng là đi lễ hì hục. Đó là chuyện
chung của toàn xã hội, chứ đâu của riêng nhà nào. Đi lễ, nghĩa là đi cầu xin sức
khỏe, tiền bạc, gia đạo yên ấm… nôm na là cầu hạnh phúc. Đi lễ, chính là một
hành động “mưu cầu hạnh phúc”, nhưng là đến gõ cửa nhà thần nhà thánh, suy cho
cùng, cũng là một việc chính đáng thôi.