Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, February 3, 2015

“Thiếu phụ bên hoa đào”

“Một ông anh” nhà ngay cửa Ô Quan Chưởng chụp tấm ảnh rồi đặt tiêu đề hóm phết: “Thiếu phụ bên hoa đào”,  cứ như là “Thiếu nữ bên hoa huệ” (Tô Ngọc Vân - ảnh trái) ấy. Hóm là hóm ở chỗ, hai “thiếu nữ” trong ảnh, người bán đào khoảng ngoài 50 tuổi còn người mua đào thì phải… 65 tuổi là ít.
 
Bỗng phát hiện ra, từ “thiếu phụ” nói riêng và “thiếu” nói chung xưa nay mình cũng dùng lung tung cả, mà chưa bao giờ tra từ điển xem nó là gì. Nào thì tra từ điển. Đầu tiên giở bửu bối “Từ điển tiếng Việt” ra đã – “Thiếu phụ” là “người đàn bà còn trẻ đã có chồng” (“Từ điển tiếng Việt” Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội 1977, trang 737, cột thứ nhất, mục từ thứ 3 từ trên xuống.) Trong từ điển này nếu tra từ “thiếu” thì chỉ có nghĩa “thiếu hụt” chứ không có nghĩa Hán Việt của từ “thiếu” do đó phải tra từ điển Hán Việt xem nghĩa từ nguyên của nó như thế nào.

“Thiếu” “” [shào] trong từ điển Hán Việt có ba nghĩa là (1) Còn trẻ (2) Cậu ấm và (3) Họ Thiếu (Từ điển Hán Việt của Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục, nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội 2004, trang 793, cột 2 mục 3 từ trên xuống.) Trong từ điển Hán Việt thì có đủ các loại “thiếu” từ “shaonainai” (bà trẻ, bà bé; chỉ người vợ thứ của ông quan hay người giàu có); “shàowèi” (thiếu úy); “shàoxiào” (thiếu tá); “shàonián” (thiếu niên)…

Chữ “Phụ” “” [fù] trong “Thiếu phụ” là “phụ nữ”, chỉ người đàn bà – chữ “phụ khoa” đối nghĩa với “nam khoa” chính là chữ này, chứ không phải “quan hệ chính phụ”, hiểu nhầm thế thì tai họa, phụ nữ phải là chính chứ không có phụ gì hết đâu nhé!


“Thiếu nữ” thì trong từ điển Tiếng Việt giải nghĩa là “Người con gái dưới độ tuổi thanh nữ” (sách đã dẫn, trang 737 cột 1, mục từ 2 từ trên xuống). Như thế lại phải tra xem “thanh nữ” là gì chứ? Giở sang trang 716 (cột 3 mục 9 từ trên xuống) thì “Thanh nữ” là “Người con gái trẻ tuổi” – chấm hết, không quy định cụ thể độ tuổi bao nhiêu thì là “thiếu nữ”, bao nhiêu là “thanh nữ.” Như vậy những người soạn từ điển cũng rất có lý khi để trống dải tuổi cụ thể, để các “nhiếp ảnh gia” tha hồ mà điền vào, bà già 60 phô-tô-sốp cho da căng bóng tầm gái 20 rồi đặt tên ảnh là “thiếu phụ” cứ là “vô tư đê”, hì hì hì…

Như vậy chiểu vào bức ảnh, đúng là ông anh hóm thật vì theo tình hình mới khi mà người người chơi Phây búc, thì độ tuổi “thiếu” có được mở rộng, tuy nhiên “người đàn bà còn trẻ đã có chồng” nay được mở rộng đến tầm 45 hoặc dưới 50 là cùng, chứ tầm 65 thì đúng là “nịnh thối”, he he…

P.S. Xin phép làm mờ mặt của “thiếu phụ” trong ảnh của “một ông anh” vì dù sao cũng không nên dùng ảnh của một người chưa xin phép làm minh họa, thật bất nhã.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment