Cảnh cướp lộc lễ Vu Lan. Ảnh cắt từ clip của Zing.vn |
Báo, đài bao năm nay phản ánh
tình trạng cứ sau Giao thừa là cây cối trong chùa, xung quanh chùa và cả ngoài
đường bị vặt trụi – người ta đi hái lộc đầu xuân, bẻ cây mà cầu mong cho một
năm mới may mắn “tiền vào như nước.” Đáng tiếc là nói như “nước đổ lá khoai,” cứ
hễ có dịp là người Việt lại sẵn sàng hành xử thực khó coi, sự việc “cướp lộc
Chùa” lễ Vu Lan năm nay là một minh chứng.
Không chỉ có một lễ Vu Lan
này, mà bất cứ lễ hội nào có cúng bái, là xảy ra một trận hỗn chiến khủng khiếp
để cướp lộc. Giá trị của món đồ cướp được thật chẳng đáng bao nhiêu, công sức bỏ
ra của các “chiến binh” còn nhiều gấp bội, nhưng người ta vẫn sẵn sàng và say
mê làm. Không thiếu những trận chiến đó đã trở thành nghĩa đen với máu đổ, vì
người ta sử dụng thêm cả nắm đấm, gậy gộc để đạt được mục đích.
Người Việt Nam thích trông chờ
vào may mắn
Đúng là giá trị của món đồ
không đáng bao nhiêu, nhưng nó mang danh là “lộc” tức là một thứ được ban phát
từ đâu đó tận rất cao và rất xa xuống cho chúng ta. Có được nó, biết đâu chúng
ta sẽ có được cái may mắn làm ăn phát tài phát lộc, nên chúng ta phải có nó cho
bằng được. Để cho người khác lấy mất, chúng ta không còn sự may mắn đó nữa. Thế
mới đủ thấy người Việt Nam rất mong chờ sự may mắn, một sự tác động ngoại lai
và siêu hình. Tôi không nói người Việt Nam lười biếng, bằng chứng là hàng ngày
biết bao người vẫn đi làm, vẫn lao động… nhưng chúng ta luôn mong chờ một đột
biến nào đó đến với cuộc đời mình.
Một năm nhiều dịp, từ Tết
Nguyên đán đến mỗi tháng hai ngày, mùng Một âm lịch và ngày Rằm, rồi các lễ như
Nguyên Tiêu, Vu Lan đến cuối năm cúng ông công ông táo lại là một dịp để chúng
ta cúng bái xin xỏ những bậc siêu hình “phù hộ độ trì” cho chúng ta “ăn nên làm
ra” tức là sự phát triển trong công việc sự nghiệp không phải do tích lũy kinh
nghiệm, do học tập mà là do Trời, do các Thánh phù hộ.
Sau một lễ lạt như vậy, khi Trời,
Thánh nhận lễ các ngài cũng ban phước vào thức ăn đồ lễ, và chúng ta sở hữu đồ
lễ đó thì được hưởng cả phúc của các ngài ban cho. Chúng ta cho rằng như thế là
các ngài đã chứng dám lòng thành của chúng ta đã đi lễ lạt các ngài, còn nếu
không cướp được đồ lễ thì cầu xin của chúng ta đổ xuống sông xuống biển hết.
Nếu tôi mà là một trong các bậc
siêu nhiên hôm nay đến nhận đồ lễ, tôi cũng sẽ rất chán ngán khi bà con vừa
dâng lễ cho mình lại xong, đã lại xông ngay vào tranh cướp nhau. Trong nhà ai
cũng muốn có trật tự, tôn ti… cha mẹ thì mong nhìn thấy các con, anh chị em hòa
thuận nhường nhịn nhau. Các bậc siêu nhiên đó nếu có thật cũng muốn nhìn thấy
chúng ta, những phận con cháu vừa mới “xin xỏ” đã lại đánh lộn để tranh phần
như vậy. Điều đó cho thấy “hiệu lực” giáo dục của các ngài, hoàn toàn không có
kết quả gì đối với chúng ta. Chúng ta tìm đến các ngài ngoài cầu xin may mắn,
“lộc lá” thì còn phải có sự tiến bộ trong nhận thức, trong đạo đức, chứ tranh
cướp thế là thụt lùi chứ tiến bộ gì được.
Nếu cái “lộc” nó có đến thật,
thì nó cần được đến trọn vẹn, nghĩa là cùng với cả những yếu tố khác như sự
bình yên hay hạnh phúc. Nếu như cái nền văn hóa của chúng ta bị thiếu thốn hay
không có, thì tiền của có đến nhiều cũng chỉ có mang lại tai họa. Những bi kịch
của các gia đình giàu có mà con cái hư hỏng, được giải thích từ góc độ này.
Thừa tiền, thiếu văn hóa cũng
chỉ trọc phú
Hầu hết những tai họa chúng ta
gặp, đều có gốc rễ từ sự thiếu hụt về văn hóa. Một người lái xe chỉ vì uống 2 cốc
bia mà bị phạt 17 triệu đồng và kêu trời, nhưng 2 cốc bia đó đã đủ phạm luật và
sự tôn trọng pháp luật chính là thể hiện văn hóa của mỗi con người. Hành vi vượt
đèn đỏ cũng vậy, tai nạn xảy ra và đó chính là tai họa.
Mà cái ô tô chúng ta lái, xe
máy chúng ta cưỡi, không phải được mua bằng tiền chúng ta kiếm được hay sao?
“Chữ tài liền với chữ tai một vần” cụ Nguyễn Du muốn dùng chữ “tài năng” cho
Thúy Kiều, nhưng ở thời của chúng ta, chữ “tài” đó nên được hiểu thêm với nghĩa
“tiền tài.”
Sự mai một và méo mó của phông
văn hóa đồng thời cũng thúc đẩy cái ham muốn kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp đạo
lý và luật pháp, những “đại án” kinh tế trong thời gian gần đây đã cho thấy điều
đó. Nhiều khi chúng ta cũng không hiểu được người ta cần nhiều tiền đến thế làm
gì khi biển thủ, tham nhũng đến hàng nghìn tỉ đồng trong khi một người bình thường
ăn ở phục sức đi lại, hết đời cũng chỉ cần một phần nhỏ chỗ đó. Lại xuất hiện
cái méo mó đến mức quái thai trong nhận thức, là “hi sinh đời bố, củng cố đời
con” khi cho rằng kiếm cho được một núi tiền rồi thì đi “bóc lịch” vài năm cũng
chẳng bõ bèn gì…
Bỏ qua những điều “mất” khi
làm những việc yếm trá để có tiền và sa vòng lao lý như danh dự, nhân phẩm…
nhưng nếu đã tin vào các bậc thánh thần siêu nhiên đến thế, thì cũng nên hiểu
là các ngài đó sẽ chẳng “chứng” hay “phù hộ độ trì” cho chúng ta nếu chúng ta
kiếm tiền bằng những cách phi đạo lý đâu.
Từ mấy chục năm nay xã hội thịnh
hành cái khái niệm “của chùa” – của nả “không của ai cả” hoặc “miễn phí không
phải trả tiền.” Về lý thuyết thì nhà chùa làm gì có tiền (chúng ta sẽ không bàn
thực tế xã hội hiện nay trong bài viết này) nên đồ lễ đều do những người đi lễ
mang đến. Hành lễ xong, đồ lễ là “lộc.” Vì câu chuyện diễn ra hầu hết ở “cửa Phật”
hoặc dù có ở chỗ khác như đền thờ Thánh, điện thờ Mẫu… thì thường ở Việt Nam vẫn
thờ thêm cả Phật.
Cướp lộc hoa tre, cướp trầu cau hỗn loạn tại hội Gióng |
Việc “cướp lộc” trong ngày lễ
Vu Lan năm nay, hoàn toàn đi ngược lại tinh thần của Đạo Phật. Lễ Vu Lan như điển
tích Phật giáo xuất phát từ đại hiếu của Đức Bồ Tát Mục Kiền Liên giúp mẹ mình
thoát khỏi địa ngục. Lễ Vu Lan để người người cầu nguyện cho cha mẹ ông bà, người
thân, họ hàng và cả những chúng sinh khác chưa được siêu thoát đến được cõi
lành. Do đó đồ lễ của Lễ Vu Lan thường dùng là hoa quả, oản, bỏng, cháo trắng…
Chỉ có bây giờ nhiều thứ bị biến tướng, mà người ta dùng cả thịt thà để lễ, thì
việc “cướp lộc” hoàn toàn có thể xảy ra. Như thế, đối tượng của Lễ Vu Lan là những
chúng sinh chưa được siêu thoát, nói thẳng ra là “ma,” thì không nhẽ chúng ta
đang là người sống, lại đi “cướp lộc” của ma? Trời Phật thần linh thì đang bận
cùng chúng ta giúp các chúng sinh đó siêu thoát, chứ thời gian đâu mà ban phước
vào đồ lễ đó để chúng ta “cướp lộc?”
Dù là Đạo Phật hay tín ngưỡng
nào chăng nữa, cũng đều đề cao tính hi sinh, sự sẻ chia hay nói đơn giản là
“cho đi.” Đến chùa “cướp lộc,” chúng ta làm ngược lại, là “vơ vào.” Được cái gì
thì chưa thấy, trước mắt điều mất đi của chúng ta là mất đi hình ảnh của một
con người có văn hóa, mà nếu nhiều tiền và thiếu đi yếu tố văn hóa thì cái được
đó của chúng ta có chăng chỉ là cái danh “trọc phú” mà thôi.
Bài trên Tuần Việt Nam tại đây
No comments:
Post a Comment