Y như chuyện “giáo sư Văn Như
Cương nuôi lợn” hay “lợn nuôi giáo sư Văn Như Cương,” nay không phải là “giải cứu
lợn” mà chúng ta giao cho lợn trách nhiệm giải cứu vị tổng thống đẹp trai trẻ
tuổi vừa đắc cử của mẫu quốc Đại Pháp.
Số là anh chàng có “cô” vợ -
he he, chuẩn luôn, anh ta nhẽ ra phải gọi bằng cô ấy chứ, vì bả hơn chàng 24 tuổi.
Vì thế, chúng ta cũng không thể giao trọng trách cho lợn vớ lợn vẩn được, lợn uống
oặc nước hoặc nhồi ự bột đá cũng không thể làm được việc đó.
Việc này, phi Thiên Bồng
Nguyên Soái, chẳng ai làm được. Quý vị hẳn nhớ trong “Tây Du Ký” có anh nhà sư
hám gái Trư Ngộ Năng, tức Bát Giới. Nguyên anh ta là, hừm, cựu Nguyên Soái
Thiên Bồng trên nhà trời, do phạm tội lỗi trên thiên đình (trêu gái) nên bị
giáng xuống trần thế. Do một sự nhầm lẫn, anh ta đầu thai vào bụng một con lợn
nái chuẩn bị chửa, rồi nó chửa thật và cuối cùng anh ta sinh ra dưới hình hài một
con lợn (nhiều khả năng cùng với nhiều con lợn “bình thường” khác.)
Nôm na thế.
Nếu học Phật thì chúng ta sẽ
thấy những giải thích… giống y như thế về các vấn đề như con người trải qua nhiều
kiếp luân hồi, và có sự đầu thai. Cơ thể con người gồm có hai yếu tố, cơ thể vật
lý và thần thức, hay linh hồn. Khi chết đi, thân xác hay cơ thể vật lý sẽ rữa
nát dần, còn thần thức sẽ thoát ra ngoài. Trong vòng 49 ngày, thần thức tồn tại
dưới dạng “thân trung ấm,” to cỡ bằng cái phích Rạng Đông 2,05 lít, hình hài
như một đứa trẻ nhưng tất nhiên, không rõ ràng mặt mũi… “Thân trung ấm” đi lang
thang để tìm nơi đầu thai, và khi nhìn thấy hai người nam – nữ đang quan hệ
tình dục mà nó thấy phù hợp, nó lập tức tiến hành quá trình đầu thai ngay và dần
dần sau 9 tháng 10 ngày sẽ có con người mới.
“Thân trung ấm” rất tinh, bằng
những công cụ giác quan thần bí mà chúng ta chưa hình dung được, nó sẽ phát hiện
ra những trường hợp không thể đầu thai được, như sử dụng bao cao su, thuốc
tránh thai, đặt vòng… nhưng dù một lỗ rò bằng đầu kim trên bao cao su thôi, nó
cũng có thể phát hiện ra.
Việc “thân trung ấm” đầu thai
làm con một gia đình nào đó, là duyên nghiệp nhân quả, đây là một kết quả phức
hợp, như là một hàm số “y” có vô số biến số từ “x1” đến “xn.” Trên đây là giải
thích thô thiển thế thôi, chứ việc “phù hợp” không chỉ là không có bao cao su,
mà còn là cực cực nhiều, hằng hà sa số các yếu tố khác cấu thành nên hàm số “y.”
Chúng ta chỉ có thể gọi việc
này, là con cái đến với cha mẹ do ít nhất một trong bốn lý do: báo ân, báo oán,
trả nợ, đòi nợ. Đức Phật giải thích “đứa con gái trong kiếp này là người tình của
người cha trong kiếp trước” – hôm nọ trên mạng xã hội có bác bụng bảo dạ, thế
thì kiếp sau phải có đến cả trăm đứa con gái, ý là kiếp này có đến trăm cô bồ lận.
Câu chuyện đâu đơn giản thế,
kiếp này có trăm cô bồ, thì phải vài chục đến cả trăm kiếp sau mới giải quyết
được hết những nợ nần tình cảm với nhau ấy chứ, có phải đẻ sòn sòn ra một bọc
trăm trứng nở ra trăm cô con gái một phát mà được đâu. Không khéo nghiệp cả hai
người tình cùng nặng, có khi kiếp nào đó làm một cặp trâu bò chứ chẳng chơi –
chưa biết được.
Ngoài những món nợ ân oán với
cha mẹ, một cá nhân còn có những duyên nợ ân oán với… giang hồ nữa, tức là với
xã hội. Đức Phật thì bảo, “tu 500 năm mới được chạm vai nhau có một lần,” giữa người
với người trong xã hội tồn tại rất nhiều duyên đậm duyên nhạt. Thường thì vợ chồng
kiếp này là quyến thuộc của nhau ở kiếp trước (không nhất thiết là kiếp liền
trước liền sau đâu nhé, mình không có nói thế.) Nên người đời hay nói “có duyên
mà không có phận” với những cặp không chung sống được với nhau thành vợ thành
chồng. Với những chuyện tình kiểu đó, phương hướng giải quyết thường xem lại đoạn
trên đây, tức là đầu thai làm con gái của ông kia, hoặc có khi lại tìm nhau tiếp
để xử lý nốt nợ nần.
Vốn là con người thì phải theo
các chuẩn mực của cộng đồng và xã hội – người theo được thì “nghiệp” cũng nhẹ
hơn những người không theo được. Để mình giải thích này: ví dụ lấy vợ thì phải
chọn người kém một vài tuổi đến hơn chục tuổi là cùng… đó là về tiêu chuẩn tuổi
tác. Ngoài ra còn có những tiêu chuẩn khác, như không được là họ hàng quyến thuộc
của nhau, nhưng một số xã hội, cộng đồng khác lại chấp nhận điều đó…
Tất cả không gì nằm ngoài nhân
quả: chấp nhận hôn nhân cận huyết, thì sẽ thoái hóa giống nòi, đó là tất yếu.
Nghiệp của anh phải thế nào thì anh mới rơi vào cộng đồng đó.
Tương tự như Thiên Bồng Nguyên
Soái, có những sự nhầm lẫn trong đầu thai: nhẽ ra phải tìm thai nam mà đầu
thai, thì anh chàng vốn được chỉ định do nghiệp làm đàn ông kiếp sau, lại “phi”
nhầm vào một thai nhi giới tính nữ. Vì có sự nhầm lẫn như vậy mà anh ta với cái
hình hài phụ nữ, cứ hì hục đi tìm phụ nữ mà yêu.
Sẽ có rất, rất nhiều nhầm lẫn
tương tự như vậy. Mặc dù nhầm lẫn, nhưng do cái duyên nợ tiền kiếp mà họ vẫn
tìm thấy nhau, gắn kết với nhau. Mình được biết có những cặp đồng tính luyến
ái, họ gắn với nhau chỉ vì nhu cầu… gắn với nhau thôi, và tiết lộ hoàn toàn
không hề có yếu tố tình dục trong đó. Thậm chí với những người như thế, lửa dục
đã tắt mà chỉ còn nhu cầu tình cảm, trả nợ trả nần nhau mà thôi.
Tất nhiên câu chuyện nhiều khi
không chỉ là một cặp, mà một người có thể gắn kết với nhiều người khác, như một
“cuộc chơi” không có hồi kết. Như chúng ta thì gọi là bệnh lý, còn giải thích
theo hướng đang bàn, thì đó là “nghiệp” của người đó nặng, họ mãi lạc lối.
Từ cách nhìn này, cũng có thể
giải thích được cho vài khía cạnh khác:
Một, khía cạnh ngoại tình. Đã
gặp nhau là cái “duyên,” nhưng do lạc lối thì người ta vẫn thích chạy theo lối
sống đó, do đó những cái “duyên” mà không lành đó, nó cứ nổi lên, người tìm
duyên, duyên tìm người… Nhưng nếu người đó biết dừng lại, tự tu sửa tâm tính, dẹp
chuyện đó đi thì những cái duyên không lành không còn cơ hội nổi lên nữa.
Hai, khía cạnh nhu cầu tình cảm,
gia đình, thậm chí cả tình dục “bình thường, lành mạnh.” Chúng ta thường bằng
giác quan của mình chỉ nhận biết được thế giới loài người, và xung quanh có các
loài vật khác… cùng trong loại “chúng sinh hữu tình.” Khi đã giải thích theo
cách này, cũng sẽ có những loại chúng sinh vô tình. Vì hữu tình, nên ở cõi này
con người bị hạn chế năng lực ở nhiều khía cạnh như khả năng di chuyển giữa các
cõi (chiều không gian khác nhau,) nói chuyện không cần ngôn ngữ hoặc phát âm, tốc
độ và năng lực tư duy… Con người khi đó không phải yêu ghét, thù hận… nên cũng
không phải chịu đau khổ.
Chúng ta ai cũng già đi, và
nhiều người sẽ cảm thấy rất rõ việc bản thân sẽ không có nhu cầu yêu đương nhiều
như trước nữa – đó là bình thường, lúc này vợ chồng chỉ còn gắn bó với nhau bằng
tình nghĩa, có thể có tình yêu nhưng về tự nhiên mà nói, nhu cầu tình dục là phải
giảm đi. Điều này sẽ giải thích cho chuyện, có những người muốn đi đến được giải
thoát thực sự ở kiếp này sẽ tìm các con đường tu luyện, đương nhiên nhu cầu
tình dục sẽ giảm xuống đến mức không còn nữa.
Tất nhiên, đã làm con người ở
cõi Ta Bà, là cõi dục thì đương nhiên còn dục tính và nhu cầu gắn kết để duy
trì hoạt động tính dục. Điều đó không xấu, tuyệt đối không xấu nhưng nó sẽ ngăn
cản con người đi xa hơn. Tùy lựa chọn con đường, mà mỗi cá nhân sẽ có cho mình
cách xử lý vấn đề phù hợp nhất. Xin nhắc lại, nhu cầu là không xấu, nhưng nếu
dính vào nó, thì không đi xa được.
Sứ mệnh giải cứu tổng thống.
Như vậy nếu anh tổng thống và “cô”
vợ già khú kia, nếu rơi vào thế giới nào mà con người sống bằng ông Bành Tổ (600
tuổi) thì chênh lệch 24 năm chẳng khác gì chúng ta chênh lệch nhau 2 năm cả.
Anh chị ấy rơi vào xã hội Pháp, người ta dễ chấp nhận hơn chúng ta, nên “nghiệp”
của anh chị ấy cũng nhẹ hơn chúng ta. Còn nếu đầu thai làm người Việt, chắc hẳn
giờ này ăn hàng sọt đá của bà con Facebook.
Đơn giản vì họ có duyên nợ tiền
kiếp phải dính vào nhau ở chính kiếp này, sự nhầm lẫn chỉ là thời điểm đầu thai
mà thôi. Ai khiến chị đầu thai sớm thế, còn anh thì 24 năm sau mới loay hoay.
Có giải cứu được không?
Giài thích trên đây mới chỉ giải
cứu theo kiểu của Trư Bát Giới. Còn với tất cả những nạn nhân của sự nhầm lẫn,
đều là những người đáng thương, rất tội nghiệp với sự kỳ thị của xã hội giành
cho họ. Nhưng đến người bình thường, mọi chức năng tâm sinh lý đều hoạt động
bình thường đều có thể giải cứu và tự giải cứu được, nữa là những người không
bình thường. Lạ nhỉ, cứu người không bình thường khó hơn hay dễ hơn?
Về lý thuyết, giải cứu người
không bình thường dễ hơn. Một ngày nào đó họ nhận ra kiếp sống khổ sở của mình,
và dễ đi tìm con đường giải thoát hơn. Còn với những “chức năng bình thường”
như chúng ta, càng còn nhiều ham muốn và lạc thú, thì càng khó dứt bỏ.
Thôi được rồi, cảm ơn anh, Trư Bát Giới!
Tham gia thảo luận trên
Facbook tại đây
No comments:
Post a Comment