Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, April 29, 2020

Phóng viên có quyền đến đâu để “mò” vào vùng phiến loạn?



Nhờ có bác gửi cho link dẫn đến một vụ tranh cãi, liên quan đến chuyện cách đây dễ thường đến 5 – 6 năm có nhóm phóng viên Việt Nam từ Mátxcơva rất dũng cảm phi một mạch xuống Donbass, là nơi đang có chiến sự giữa một bên là quân phiến loạn thân Nga và bên kia là quân Chính phủ Ucraina. Có bác bảo: “họ là phóng viên quốc tế họ có quyền đến cả 2 phía và không đứng về phía nào , U (Ucraina) có quyền cấm phóng viên nga nhưng phóng viên quốc tế thì không, phóng viên quốc tế họ có luật quốc tế riêng các bác nhé kiểu như phóng viên mỹ (Hoa Kỳ) vẫn có mặt tại HN (Hà Nội) trong chiến tranh đó thôi.”

Trong đoạn trích trên, tôi có mở đóng ba ngoặc đơn chú thích cho rõ “tác giả” muốn nói gì.

Vậy thực chất quyền của phóng viên đến đâu khi muốn tác nghiệp, đưa tin ở vùng có chiến sự?

Nhân “tác giả” này nhắc đến phóng viên Hoa Kỳ có mặt ở Hà Nội trong chiến tranh Việt Nam thì phải nói là… Việt Nam mời họ đến và chắc chắn phải soi xem anh giai này có thái độ thế nào để mà biết khi mời. Nếu hắn thuộc phe dân chủ, có vẻ thân Chủ nghĩa xã hội thì dễ dàng hơn, nếu hắn chống Cộng thục mạng thì có khi cũng nên tính, làm thế nào để nó về nó tâm phục khẩu phục, ý là “phân hóa tư tưởng của nó” chứ ta đường đường chính chính, có gì mà phải sợ. Tuy nhiên, nếu hiểu là phóng viên Mỹ tò tò đến Hà Nội mà Hà Nội không làm gì được thì không phải. Mình thích thì mình cấm nó, bố nó cũng không đến được ấy chứ. Cũng có rất nhiều phóng viên Hoa Kỳ chỉ đến làm tin từ vĩ tuyến 17 trở vào, và họ đến Sài Gòn rồi ra đến sông Bến Hải. Ngược lại rất nhiều phóng viên thuộc khối XHCN như từ Ba Lan, Liên Xô… thì đến Hà Nội rồi… mò vào Quảng Trị.

Như vậy thì việc họ đến được đâu, đáng tiếc không phải lúc nào cũng phụ thuộc ý chí của họ. Ví dụ chiến tranh Việt Nam thì còn rõ hai bên, nhưng với các cuộc nội chiến, nổi loạn… thì chúng ta cần làm rõ một khái niệm: “các bên tham chiến và các bên khởi nghĩa.” Theo Công pháp quốc tế thì “các bên tham chiến và các bên khởi nghĩa” cũng là những chủ thể của công pháp quốc tế (nếu không coi các bên này là chủ thể thì làm sao tổ chức đàm phán được chứ!) do đó việc họ kiểm soát thực tế một vùng lãnh thổ nào đó, cũng có nghĩa là muốn vào đó làm tin tức, phóng viên phải xin phép họ, và cho vào hay không đương nhiên là quyền của họ, thường thì họ cho vào thôi và có khi còn tổ chức bảo vệ phóng viên nữa.

Nhưng nếu một ngày đẹp trời nào đó, mà một trong các bên đó họ hứng lên không cho vào thì cũng đừng trách. Bố không thích đấy, làm gì bố? Điều này đúng với cả các phóng viên trong nước, chứ đừng nói là… quốc tế. Muốn đi vào làm phóng sự tệ nạn phải đóng giả cả cave (lời của cô bạn phóng viên khi được hỏi ý kiến lúc chiều.)

Hiện nay, đã và đang có rất nhiều lo ngại dấy lên vì các phóng viên bị thiệt mạng quá nhiều khi tác nghiệp ở các vùng chiến sự, đặc biệt khi có yếu tố nổi loạn theo kiểu… thổ phỉ. Theo thông lệ, phóng viên phải được quyền bảo vệ như đối với dân thường, nhưng do một số lý do, chủ yếu là do họ tiếp cận xung đột từ phía bên nào, như bên A đánh nhau với bên B, phóng viên quen thủ lĩnh bên A thì được bên A cho vào vùng chiến sự từ phía mình, và phóng viên ăn đạn của bên B…

Có vẻ như đã và đang có sự nhầm lẫn về thế nào là quyền tự do báo chí. Theo quy định của Luật báo chí và xuất bản Việt Nam chẳng hạn, thì quyền tự do báo chí là “ai cũng có quyền tự do sáng tác tác phẩm báo chí” nhưng không quy định về việc phóng viên phải được vào bất cứ đâu để làm phóng sự mà không được quyền ngăn trở – ơ thế quyền riêng tư bất khả xâm phạm của công dân để đâu? Chẳng hạn chỗ nào không cấm quay phim chụp ảnh, thì phóng viên có thể – có thể nhé tác nghiệp, nhưng vẫn phải bảo đảm tôn trọng quyền công dân trước đã, cứ chĩa ống kính vào mặt người ta là vớ vẩn ăn cái đơn kiện ngay.

Điều này cũng đúng với mấy anh “phóng viên xã hội hóa” cứ gặp CSGT là nhăm nhe cái điện thoại quay quay… Sai đấy nhé! Về nguyên tắc anh có quyền quay, nhưng phải làm các việc như thế này: (1) Trao đổi trước với CSGT, là tôi sẽ quay anh làm việc với tôi và phải được sự đồng ý của người CSGT đó. (2) Ngược lại, để đảm bảo quyền giám sát của công dân, người CSGT không được phép không đồng ý khi đã có trao đổi từ phía đương sự và cuối cùng (3) phải cam kết chỉ sử dụng đoạn video đó để khiếu nại quyết định hành chính không được đưa lên mạng. Thực tế, khi bị đưa lên mạng anh CSGT sợ chết khiếp và nếu bị kỷ luật là đi về nhà luôn, mà không hề biết tự bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Khi bị đưa lên mạng như thế anh ta (CSGT) hoàn toàn có quyền khởi kiện dân sự thậm chí nhiều “công dân” rất vui tính còn về biên tập, thêm bình luận… và nếu xem xét kỹ, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự “công dân” đó nếu có vi phạm.

Một góc độ nữa của quyền tự do báo chí là “bất cứ ai cũng có quyền cung cấp thông tin cho phóng viên và cơ quan báo chí,” không ai được quyền ngăn trở điều này. Đây mới là điều mấu chốt cho thấy, cái anh giai nào có ý kiến được trích ở đầu bài,

Quay lại với chuyện “phóng viên quốc tế” kia – chúng ta cùng nhớ đến hồi có cái cô L.B sang Syria ấy, lại chẳng làm phóng sự từ phía quân Chính phủ Damas còn gì. Có cho kẹo cô này cũng chẳng dám đến chỗ mấy cái bọn phiến loạn hay chặt đầu phanh thây tùng xẻo… Tất nhiên L.B đã có quyền tiếp cận xung đột từ hướng Damas, thì nhóm phóng viên Việt Nam cũng có quyền tiếp cận xung đột từ hướng… Donbass, điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ báo chí và quyền tự do được thông tin của tất cả mọi người từ tất cả các chiều.

Nhưng… việc đưa tin như thế nào lại là vấn đề cần nói. Nhóm phóng viên L.B làm phóng sự ở Syria đã bị kêu, thì nhóm phóng viên Việt Nam từ Mátxcơva lại càng bị kêu, lần này là việc thiên vị rõ ràng cho nhóm phiến quân đang nổi loạn ở Đông Ucraina. Với nhóm L.B thì còn chấp nhận được vì giữa Việt Nam và Syria đang có quan hệ bình thường, nhưng với nhóm từ Mátxcơva thì không chấp nhận được vì giữa Việt Nam với cả Nga lẫn Ucraina đều có quan hệ ngoại giao ngang nhau về mức độ ưu đãi chính thức, nếu có ưu tiên thì chỉ là ngầm định. Do đó việc đưa tin thiên vị cho phiến quân đã làm tổn hại khủng khiếp đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Ucraina, và nếu nhóm phóng viên này nói rằng họ không biết về điều đó thì quả là một thái độ vô trách nhiệm kinh khủng.

Tại sao không phải là việc họ tác động đến xung đột từ cả hai phía, trước tiên là xin phép Chính phủ Ucraina để đến vùng xung đột từ bên này và sau đó là đến từ bên kia trên cơ sở có thông báo cho chính quyền Ucraina? Nếu không thể khách quan được thì ít ra cũng nên kìm nén cảm xúc thân Nga của mình lại để chỉ đưa tin thông tấn thôi? Đó chính là đạo đức nghề nghiệp của nghề phóng viên vậy. Được biết phía Ucraina đã cấm nhập cảnh đối với nhóm phóng viên này, vậy thì việc vi phạm pháp luật ở đâu?

Chúng ta có thể giải thích rằng khi nhóm phóng viên này đã vi phạm pháp luật nhập cảnh Ucraina vì bước chân lên lãnh thổ nước này (đúng vậy, vùng lãnh thổ dù đang dưới sự kiểm soát của phiến loạn thì vẫn danh chính ngôn thuận là lãnh thổ Ucraina) mà không xin phép chính quyền. Thực tế thì câu chuyện còn nghiêm trọng hơn như tôi đã viết trên đây: chính thái độ chính trị không công bằng của nhóm phóng viên này, đã làm cho họ phạm một sai lầm nghiêm trọng. Dù chính quyền Việt Nam có dành cho Nga Putin ưu ái thế nào chăng nữa, làm con người có tự trọng không bao giờ được có thái độ như vậy, đây là tỏ thái độ thù địch với cả một quốc gia.

Còn về kỹ thuật pháp lý mà nói, việc họ tiếp cận vùng xung đột theo lối tắt như vậy là thiếu nghiệp vụ rất nghiêm trọng. Nếu họ xin phép chính quyền Ucraina trước, rồi kể cả liên lạc với bên phiến loạn để đến chỗ của họ, thì chẳng ai nói gì được cả. Còn việc họ ăn mặc như thế nào, không thành vấn đề, vì nhiều khi phóng viên còn phải cải trang, như làm cave thì… không mặc quần áo cũng được, chẳng sao.

Bài trên Fanpage tại đây

No comments:

Post a Comment