Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Sunday, December 9, 2012

THE LAST CASTLE – câu chuyện về lòng tự trọng

Hình trên bìa DVD

Có một lần mình vớ được “thảm kịch” “Nhật ký bão lòng” của một doanh nhân trẻ không may sa chân vào vòng lao lý. Khá ấn tượng, tuy còn nhiều điểm còn băn khoăn với tác giả, nhưng về cơ bản là câu chuyện đó gây khá nhiều suy nghĩ, mà điều đáng suy nghĩ nhất là con người sẽ như thế nào, có giữ được phẩm giá hay không khi rơi vào hoàn cảnh đó.



Đoạn ông tướng Irwin vào tù
Đã có lần mình bàn đôi chút về phẩm giá, về lòng tự trọng của con người khi ở trong tù qua bộ phim “The Shawshank Redemption”. Tối qua, xem lại lần thứ hai bộ phim “The Last Castle” và lại một câu chuyện khác về lòng tự trọng, về phẩm giá của những người lính ở trong tù.

Một nhà tù quân sự, dành cho các phạm binh đang được áp dụng biện pháp cải tạo vi phạm pháp luật, lạm dụng quyền hạn và vi phạm nhân quyền từ người giám đốc nhà tù là bối cảnh của bộ phim. Nhân vật chính, ông tướng ba sao Eugene R. Irwin (Robert Redford thủ vai) do bất tuân thượng lệnh đã được đưa vào thụ án 10 năm tù trong đó. Cuộc chiến giữa ông với giám đốc nhà tù, đại tá Winter (James Gandolfini đóng) bắt đầu.

Đại tá Winter đứng nhìn ra từ văn phòng với bóng lá cờ
Các tác giả của bộ phim đã có những cảnh phim đẩy dần người xem tới cao trào: đoạn ông tướng tù nhân Irwin phải bê đá, với những “cố ý” để cho đại tá Winter có những hành động “hèn hạ” trừng phạt tù nhân (hoàn toàn không fair-play tí nào). Những chi tiết kiểu như những người tù, nguyên là những người lính dần dần dành cho ông tướng sự tôn trọng đúng như ông vẫn là một vị tướng chứ không phải là người tù, họ muốn chào ông theo nghi thức quân sự. Họ chào không phải là chào ông tướng, mà họ chào bằng lòng tự hào người lính trong tâm hồn.

Hình phạt không bẻ gãy được ý chí
Đại tá Winter không hiểu được như vậy. Ông ta tưởng rằng Irwin lại muốn chỉ huy, dù chỉ là một đội quân những người tù, muốn được chào như trước đây. Điều ông tướng muốn, là sự tôn trọng phẩm giá của con người, của người lính.

Irwin: [Winter is trying to compromise with Irwin] No. Not okay! It's too late, Colonel.
Winter: Too late for what?
Irwin: For your offer. The men don't want to salute. They don't want to use rank. They don't want better food and they don't want more TV. They just want your resignation. So do I.
Winter: My resignation?
Irwin: You're a disgrace, Colonel! A disgrace to the uniform. You should not be allowed to retain your command.
Winter: Well, I guess I better go pack!
Irwin: I think you should.
Winter: Tell me, Mr. Irwin. What's to stop me from simply placing you in the Hole, for say six months?
Irwin: Nothing. If that's the way you want to win.

Chỉ huy trận đánh cuối cùng
Sự trừng phạt của Đại tá Winter không những không bẻ gãy được ý chí của Irwin, mà chính ông bằng những hành động dù nhẹ nhàng nhưng rất cứng cỏi của mình, đã dần dần truyền cho những người phạm binh lòng tự hào, tự trọng. Những hình ảnh “đắt” của bộ phim như đoạn các phạm binh xếp hàng trong sân để tưởng nhớ một người tù mới bị chết vì bạo hành, họ đồng thanh hát bài hát của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ một cách tự hào, dường như họ không phải là những người tù mà là những người lính đầy sức mạnh. Đoạn này đạo diễn khá cẩn thận: có những người phạm binh không thuộc lời bài hát – vì họ thuộc những binh chủng khác nhau, nhưng họ đã cùng hát một bài hát của người lính. Thế là đủ.

Một thông điệp: “Khi ở trong quân đội, sức mạnh là sức mạnh tập thể, của kỷ luật tập thể”.

Irwin lôi Yates ra khỏi chiếc trực thăng cháy
Đại tá Winter nắm tất cả quá khứ phạm tội của những phạm binh qua hồ sơ, ông ta thông qua đó nhìn thấy ở họ là những người xấu xa, những kẻ thù. Ông ta đã nói, vị trí của ông ta là “behind the enemy’s line” – sống cùng kẻ thù. Chính vì thế mà ông ta chỉ có kẻ thù. Với Irwin thì khác. Ông đã nói: “Tôi khác các anh (những phạm binh) ở chỗ tôi biết rằng tôi có tội, còn các anh thì không”. Cùng với các chi tiết khác, như người tù Aguilar (CliftonCollins, Jr. đóng) “hai năm làm trung sĩ nhưng chỉ 5 giây thôi đã trở thành người tù”, những người làm phim muốn nói lên một thông điệp nữa: “Tội lỗi đã là quá khứ, nhưng tất cả vẫn còn phẩm giá và hãy trở thành những người tốt, như mọi người vẫn đang là những người tốt”.

Đại tá Winter: "Nào Irwin, trả lại tao lá cờ!"
Chính do vậy mà trong phim có một đoạn rất giá trị, đó là đoạn đối thoại giữa Irwin và cựu phi công, tù nhân xấu Yates (Mark Ruffalo đóng). Nếu suy nghĩ kỹ ra thì đây chính là sự thể hiện của cuộc đấu trí giữa Irwin và Winter. “Thế nào, Yates, đạt được thỏa thuận với Winter rồi chứ?” “Sao ông hỏi tôi như thế?” “Vì nếu là tôi, tôi cũng sẽ tìm cậu” “Nếu cộng tác với mọi người (cướp nhà tù) thì tôi được cái gì? Tôi muốn sống sót để ra khỏi đây” “Cậu cứ suy nghĩ kỹ đi. Winter tìm cậu vì ông ta chỉ nhìn thấy được cái xấu trong con người cậu. Còn tôi thì ngược lại”.

Một thông điệp nữa: sự đấu trí giữa hai nhân vật chính chính là trên trận tuyến giành giật con người giữa cái xấu và cái tốt.

Đánh giá diễn xuất: Vai ông tướng Eugene Irwin do Redford đóng bình thường, một vai không quá khó. Vai anh trung sỹ lắp bắp Aguilar do Clifton Collins, Jr. đóng khá hay, nhưng hay nhất có lẽ là vai đại tá Winter của James Gandolfini.

Lòng tự hào người lính của các phạm binh
Đoạn những người tù cướp nhà tù biến bộ phim trở thành một phim giải trí đúng nghĩa, thú vị và chính vì thế mà bộ phim nhận được nhiều review chê bai trên các diễn đàn nước ngoài. Chúng ta tạm không bàn về chuyện này ở đây, nhìn chung là một phim đáng xem.

Và luôn day dứt một câu hỏi, liệu bản thân mình có giữ được phẩm giá và lòng tự trọng khi bước chân vào chốn lao tù hay không?

Nếu như đã học Phật, thì khả năng hiểu được hoàn cảnh nếu phải sa vào chốn đó, cũng là một cách thử thách. Cái gì cũng có nhân có quả, tù tội cũng là một cái “quả” của một cái “nhân” nào đó trong quá khứ và người Phật tử có hiểu biết chắc hẳn sẽ hiểu và biến cái hoạn nạn đó thành một cơ hội để tu tập, rèn luyện thử thách. Đó chính là điều mình muốn nói với tác giả của “Nhật ký bão lòng” vậy.

“The Last Castle” trên Wiki ở đây




No comments:

Post a Comment