Ảnh chỉ có tính chất minh họa |
Đây là một dịp tốt để dạy con những cư xử gần gần với thế
giới văn minh hơn. “Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”, xin mượn cái gì là “Mây Ai…???”
– rồi “Thanh kiu”, “Oeo căm…” tất cả đều vui vẻ, nhẹ nhàng, hiểu biết. Ngồi nói
chuyện với nhóm này, nhóm khác… nhóm từ Đức, từ Úc, nhiều nhất là từ Nga… thật
dễ chịu, vì họ vui vẻ, cởi mở.
Niềm vui ấy chẳng được mấy nả. Hết ngày 30 Tết, sang mùng
Một mùng Hai, bà con lại đổ vào đi nghỉ. Cũng chẳng liên quan gì đến nhau, chỉ
mệt nhất là lúc ăn sáng, là lúc ăn búp-phê phờ-ri ở nhà ăn của khách sạn. Hệt
như một cái chợ vỡ. Thôi thì vụ ăn mặc quần đùi may-ô, khu nghỉ ở biển thì chẳng
sao, cả dép xỏ ngón của khách sạn diễu khắp nơi cũng chẳng vấn đề gì. Nhưng cái
đôi dép xỏ ngón ấy nó lê quèn quẹt khắp nhà ăn là một sự khủng khiếp. Chưa hết,
là tiếng gọi nhau í ới khắp nhà ăn, từ đầu này đến đầu kia, “Nhanh lên mẹ ơi có
món này món kia ngon…”. Rồi tranh nhau những món ăn ngon, dễ ăn, vừa miệng. Người
vui tính, lấy thật nhiều rồi có khi ăn không hết để đầy trên mặt bàn. Người
khác vui tính hơn, đứng hì hục chọn cả mười lăm hai mươi phút, không hề để ý đằng
sau có cả chục người đang chờ đợi.
Khiếp nhất là cái vụ hì hục gắp múc, đầy một đĩa rồi hồn
nhiên quay phắt người lại, y như rằng phang cả cái đĩa vào bụng một ông đứng đằng
sau. Ông nào có thói quen “áp sát” bị “ăn” cả đĩa thức ăn như thế thì cũng đáng
đời. Khổ cái nhiều khi mình đang lừ lừ đề phòng mà vẫn dính thì thật oan uổng.
Cũng là một dịp để hướng dẫn cho con những điều ý tứ như
vậy. Trải qua mấy chục năm dưới chế độ XHCN, những điều ý tứ mà các cụ thường dạy
con cái từ xưa, bị mai một vì cả một thời kỳ người ta coi những điều đó là điệu
bộ, tiểu tư sản. “Con thấy không, khi lấy thức ăn xong, phải từ từ quay người
và đĩa thức ăn vẫn cố gắng đưa thật chậm và vẫn ở sâu phía trong, đừng quay
ngay nó ra ngoài sẽ va vào người khác”…
… vừa để ông con ngồi ở bàn ăn đi lấy cốc nước quả để uống,
quay lại đã thấy cái ghế để phần cho bà xã bị bê đi mất rồi – chán! Người Việt
Nam ta đến hay, cứ coi như trẻ con thì không phải là người ấy, thích thì bê đi
mà chẳng có được một nhời xin phép.
Bỗng để ý khách nước ngoài họ tránh cái giờ “chiến đấu” của
người Việt chúng ta, hoặc ăn muộn hơn, hoặc ăn sớm hơn.
Thế nào, các bạn, sáng mai chúng ta chiến đấu tiếp
chứ nhỉ? Không “chiến” là mất phần, là đói…
No comments:
Post a Comment