Bà Nữ Oa đội đá vá trời Một tranh minh họa của Trung Quốc |
Rồi một ngày trời không biếc xanh – Tác-dăng hồi
đó là bạn thân của mình, hớt hơ hớt hải phi đến nhà. “Này, Lê Công Tuấn Anh chết
rồi đấy!” “Sao sao, sao chết?” “Tự tử!” “Sao tự tử?” “Thấy bảo thất tình!” “Thế
tự tử cách nào?” Đến đây câu chuyện bắt đầu.. thú vị.
Bằng một giọng rùng rợn và rất nghiêm trọng,
Tác-dăng bảo: “Thấy bảo nuốt ký đinh!” Ái chà chà, lớn chuyện rồi đây! “Cái gì,
mày bảo sao, nuốt cái gì?” “Nuốt ký đinh!” – Tác-dăng khẳng định như đinh đóng
cột. Đúng là quá nghiêm trọng rồi! Mình cố thử tưởng tượng – nếu anh chàng diễn
viên tài hoa, bạc mệnh kia mà nuốt đinh để mà tự tử thì không phải chuyện đùa.
Cái đinh guốc bé tí nuốt đã khó, biết đâu anh ta khoái lên ra mua đinh tầm năm
bảy phân mà nuốt, thì phải là cực kỳ dũng cảm và chịu đựng cực tốt, mới gang họng
ra mà tọng cái đinh vào dạ dày được; đây lại những… cả ký đinh. Trình bày cho
Tác-dăng nghe về những suy đoán ấy, và hỏi lại hắn xem diễn viên tài danh của “Vị
đắng tình yêu” nuốt lượng đinh là bao nhiêu, thì đoạn này hắn cũng bí, nên cuối
cùng thống nhất là chắc chàng nuốt tầm xấp xỉ một cân đinh. “Ký đinh” cơ mà!
Mình thì không thể yên tâm được, phi ngay ra mua tờ báo. “Này thằng hâm, không
phải nuốt đinh, mà là nuốt ký-ninh, thuốc sốt rét hiểu chửa? Thuốc dùng quá liều
sẽ phá vỡ hồng cầu dẫn đến tử vong. Chứ có mà cục ưt nuốt được đinh, diễn viên
điện ảnh chứ có phải diễn viên xiếc mãi võ bán thuốc đâu!” Tác-dăng mặt cứ nghệt
ra. (A di đà Phật, cầu cho diễn viên được siêu thoát!).
Mấy hôm nay rộ lên chuyện cái siêu giường của
ông đại gia nào đó. Tự dưng lại nhớ ra hồi bé nhà có cuốn “Tục ngữ ca dao dân
ca Việt Nam” – có một câu về hai vị “cha mẹ già của dân tộc Trung Quốc” – Bà Nữ
Oa và ông Tứ Tượng: “Lồn bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng / Buồi ông Tứ Tượng mười bốn
con sào” (sách in nguyên văn như thế, không có bịa đặt đâu nhé!) mà choáng váng
và thích thú. Về sau, lúc lớn hơn biết tính toán, vỡ ra rằng mẫu Bắc Bộ bằng
3600 mét vuông, nghĩa là cái “bím” của bà cụ 10800 mét vuông… diện tích; quy ra
hình bầu dục sẽ dài khoảng 150 mét và rộng tầm 70 mét. Còn “đại pháo” của cụ
ông thì không biết con sào dài khoảng bao nhiêu mét, nhưng đi mua hóp đá thì tầm
10 mét một cây đã là dài, còn “sào Bắc Bộ” đo diện tích có nơi tính tương đương
360 mét vuông, quy ra chiều dài mỗi cạnh hình vuông cỡ non 19 mét. Thôi nếu cứ
tính sào dài 10 mét, thì khẩu “Vua chiến trường” của ông Tứ Tượng cũng tầm 140
đến 150 mét. Hồi đó lũ thanh niên ngồi tính toán và cười hi hí, cho rằng như thế
cũng là tương xứng về kích thước. Tầm những năm 1990 cũng đã có đầu video, đã
có “văn hóa phẩm đồi trụy phản động” để xem cho đỡ tò mò… và cũng đã có lúc tưởng
tượng ra vụ giao hoan cỡ khủng của bà Nữ Oa và ông Tứ Tượng. Nhìn chung cũng phải
tầm cỡ cấp Quận Huyện chứ không có cấp Phường Xã. Nếu có một cái siêu giường về
kích thước, chắc hẳn sẽ được dùng cho ông Tứ Tượng và bà Nữ Oa nhể? Chắc chắn sẽ
có những “siêu Sốp-ti-na” “siêu Đai-a-na” cho bả dùng hàng tháng, và lúc hai cụ
về già sẽ có những “siêu bỉm” he he…
Nhìn chung từ thời thượng cổ, người ta từ lúc
ít ghi chép được, thì truyền mồm sẽ thành truyền thuyết. Càng về sau, các truyền
thuyết sẽ thành… siêu truyền thuyết, vậy thôi. Nước nào cũng vậy – mình dám chắc
như thế. Bằng chứng hả? – Đọc “Kho tàng cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi sẽ
thấy một chuyện của ta có cả tá khảo dị của đủ các nước, đều xêm xêm về nội
dung… không phải các dân tộc đều có cách giải thích sự vật hiện tượng và cùng
đi đến một nội dung tương tự cho truyền thuyết sao?
Lại mấy hôm nay xuất hiện câu chuyện buồn cười
về cái lịch in truyền thuyết Hồ Gươm của SHB. Người thì bảo: chuyện hoàn gươm
trả kiếm là hoang đường, do hội mấy cụ Lê Lợi Nguyễn Trãi chế ra… người thì bảo
SHB là lũ dốt, ẩu tả, con thường lịch sử… Cao Tổ Lưu Bang là anh đình trưởng
chém rắn khởi nghĩa tạo nên cơ nghiệp nhà Hán 300 năm. Chuyện chém rắn cũng là
chuyện vớ vẩn thôi, nhưng vào lịch sử thì thành truyền thuyết – và nó phù hợp
cho một sự giải thích rằng mệnh Trời đã trao thiên hạ cho con người xuất thân
bình thường ấy. Lê Thái Tổ chắc cũng vậy, cũng thích có một cái “Mệnh Trời” kiểu
như thế chứ - đâm ra mới có chuyện “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” mà
tung tin. Chuyện sự tích Hồ Gươm cũng vậy thôi, thêm tí huyền bí từ Lê Thận kéo
lưới mà được lưỡi gươm rồi tự dưng cái chuôi gươm thế nào lại lấp lánh trên ngọn
đa… chẳng khác gì trúng xổ số!
Có lịch sử thuần túy, cũng có truyền thuyết thần
bí – và cũng có những truyền thuyết mang tính lịch sử. Qua nhiều năm, bài tuyên
truyền, “PR” của nghĩa quân Lam Sơn đã trở thành truyền thuyết lịch sử, nó đã
trở thành những câu chuyện xứng đáng kể cho các đời, gắn liền với văn hóa dân tộc.
Lúc lớn rồi, nghe chuyện sẽ biết rõ ràng là chuyện bịa, nhưng lúc đó chúng ta
đã có đủ lòng tự hào với lịch sử dân tộc – thế là đủ. Thời kỳ Bắc thuộc – Minh thuộc
chỉ 20 năm, nhưng là 20 năm đen tối nhất trong lịch sử dân tộc với sự hủy diệt
văn hóa Đại Việt, và “Câu chuyện sự tích Hồ Gươm” lại đại diện cho sự chấm dứt
thời kỳ đen tối đó và mở ra một triều đại rực rỡ nhất của phong kiến Việt Nam. Không những
thế, có nó, là có cái tên "Hồ Hoàn Kiếm" nổi tiếng và yêu quý.
Nếu không có trí tuệ thì bây giờ sẽ có truyền
thuyết Lê Công Tuấn Anh tự tử bằng nuốt đinh guốc, nguyên một cân!
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
Đọc bài về Tác-dăng ở đây
Đọc bài và tham gia thảo luận về Tác-dăng ở đây
No comments:
Post a Comment