Thomas Alva Edison
(11.2, 1847 – 18.10, 1931)
|
Mình không thiên tài được như
ông ấy, nhưng lại có máu phát minh không kém gì ông ấy. Các cụ bẩu “Cái khó bó
cái khôn” và một phiên bản nữa (không biết cái nào đúng hơn cái nào) “Cái khó
ló cái khôn”, mình cứ khó khăn là cố nghĩ bằng được giải pháp, càng đơn giản
càng tốt, nghĩ đi nghĩ lại cho đến khi nghĩ ra cái đơn giản nhất mới thôi.
Số là thế này, miềng có một thằng
bạn, có một hồi thân lắm, có thể nói là thân nhất. Đẹp trai, cao to, tóc dài ngực
nở, dáng thể thao, chơi thể hình bơi lội… trông như Tác-dăng. Kỹ sư xây dựng.
Nhìn chung là ngon. Khổ cái, chàng lại bị “tờ-rĩ” – thế mới đau tôi không cơ chứ.
Trĩ ngoại, ăn uống đi lại, cười nói kiêng khem rất khổ sở. Mấy lần đi “i-cao” cắt
la-de, đốt điện không ăn thua, rồi lại nhô ra, đi ngoài máu tóe ra như vòi.
Tác-dăng nhà ta hoàn toàn mất tự tin, cười thường xuyên như mếu. Về sau mới biết
bệnh đó mang tính gia đình, nghĩa là Tác-dăng bố, Tác-dăng mẹ, Tác-dăng anh
Tác-dăng chị bị ráo. Đến nhà cậu ta ăn cơn, không dám gắp rau ăn vì đĩa rau muống
luộc chỉ gắp hai gắp là hết. Cả nhà thường xuyên táo bón. Bọn bạn mình thường
chép miệng tiếc cho số phận của Tác-dăng: “Chẹp, hồng nhan bạc phận!” (he he).
Y học cổ truyền của ta thế mà
hay. “I-cao” không giải quyết được, thì cụ Nguyễn Bình Khiêm cụ ấy xử lý. Hiện đại, sau
khi cắt khi chờ lành sẹo không cho bệnh nhân ăn, để khỏi ị. Cụ Nguyễn Bỉnh
Khiêm nhà ta, thắt các búi trĩ lại bằng chỉ để cho nó tự rụng, vẫn ăn bình thường,
ăn nhiều chất xơ để đi ngoài càng nhuận tràng càng tốt, phương pháp này nó dùng
phân để “nong” một cách tự nhiên, và đã khỏi thì nếu kiêng khem tốt không để bị
táo bón, kiết lị trở lại, khả năng tái phát là rất thấp. Thế là ông Xéc-gây nhờ
có người nhà ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, đưa Tác-dăng đến “thắt”. Lúc đến thì có hai bố
con ông bác sỹ viện trưởng một bệnh viện ở Pháp, nổi tiếng về “tờ-rĩ” cũng vừa “thắt”
xong ra viện, sướng tỉnh tình tinh hết cả người. Chuyện này, Tây thua ta đứt.
Cái bệnh đến lạ. “Ăn như trĩ”.
“Thắt” xong, bệnh nhân nằm xực như thụi, nhưng nào đã đi ngoài được đâu – thế
là cóc ị được. Nằm rên lên ầm ầm vì đau. Đến lúc đi ị được, là cả một vấn nạn.
Làm thế nào rửa bây giờ? Đau đầu mất mấy chục phút và cuối cùng Ê-đi-xơn ra
tay. Hắn lấy chai La Vie to, đục cái lỗ ở nút và lắp vào đó một cái van xe đạp
để cho nó thót nhỏ lại. Hắn pha nước đun sôi để ấm ấm với i-ốt (Bây giờ người
ta bán sẵn trong chai Bê-ta-đin màu vàng vàng) đổ đầy vào cái “hung khí” đó và
ngồi xịt vào “trọng điểm” của Tác-dăng từ các góc độ, đến hết chai thì sạch
tinh tươm. Nhẹ cả người. Các cụ nói đúng, “cái khó, ló ra cái khôn”. Phát minh
quên không đi đăng ký bản quyền, chứ không thì bây giờ đã chẳng nghèo rớt mùng
tơi như thế này.
Một chuyện nữa, vào chăm ông
Tác-dăng đúng mùa hè, nóng chảy mỡ, nhưng viện Nguyễn Bỉnh Khiêm có cái sân đầy
cây lại rất mát. Thanh niên, toàn quần jeans dày cộp, đi lại cũng khó khăn. Bệnh
nhân vào được phát hai cái váy, nam cũng như nữ. Giường trống thừa đầy, nhưng ngủ
trưa mà mặc quần bò cũng khổ, đã thế, Ê-đi-xơn lấy béng một cái váy sạch của bệnh
nhân mặc, ngủ “cho nó mát!”. Ngủ dậy đã ba giờ chiều, bảo Tác-dăng: “Tao tia thấy
bên kia đường có hàng gội đầu, có mấy em xinh lắm. Sang gội đầu cho mát đê!”.
Tác-dăng nghe bùi tai, đồng ý liền. Dìu Tác-dăng ra đến đường, hắn vẫn rón rén
đi. Ê-đi-xơn thì quên béng mất ông bạn, thấy cái xe gần đến tranh thủ chạy phắt
qua đường, ngồi tót lên ghế gội đầu. Mấy cô bé cứ cười ngả nghiêng. “Sao các em
cứ cười thế?” “Bình thường mấy anh trĩ ra gội đầu đi rón rén chậm lắm, sao anh
cũng trĩ, mà anh chạy qua đường nhanh thế?”. Ô hô hô, Ê-đi-xơn vẫn mặc váy đi
ra đường!
Chuyện cuối. Cách đây hai năm,
Ê-đi-xơn đi cắt ruột thừa. Lúc đầu không, về sau Tác-dăng có biết, nhưng không một cú điện thoại. Lần
này, Ê-đi-xơn lại đi cắt u, chẳng báo Tác-dăng làm gì cho mệt, đỡ phải nghĩ (và
cái bệnh viện này người ta cũng chẳng khiến phải chăm với nom gì). Phải ngày xửa
ngày xưa là nghĩ nọ nghĩ kia đấy. Bây giờ đọc Phật, mới biết, chăm nom người ốm
là công quả rất lớn, mà công quả đó, là cho mình chứ chẳng phải cho ai cả. À,
thế thì ổn rồi, cả nhà mình có truyền thống chăm người ốm. Việc ai đó có nhớ
hay không nhớ, cư xử như thế nào là việc của họ chứ không phải việc của mình.
Vì lại phải mặc cái váy mà nhớ ra chuyện cũ, như
một câu chuyện vui, buồn cười mà thôi.
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteP.S. Cái ngành ngân hàng của ta cũng bị “tờ-rĩ”, ăn được cóc ị được. Bây giờ ngồi trên đống tiền, không cho vay ra được, khốn khổ đến nơi rồi. Có ông Nguyễn Bỉnh Khiêm nào ra tay cứu không?
ReplyDelete