Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Monday, February 22, 2016

Hậu Tôi và Trang Hạ

Nhiều khi băn khoăn, không biết cái cô Trang Hạ này có vấn đề gì với đàn ông vậy nhỉ…

Lúc thì cô ta rủa xả đàn ông là con lợn. “Đàn ông về nhà chỉ tắm và ngủ thì khác gì con lợn.” Lúc thì cô ta cho rằng “đàn ông (Việt) ngoài chén rượu thì chẳng có gì hơn” và dịp Tết vừa rồi, cô ấy mà rằng “Tết là thời gian đàn ông Việt vô tâm nhất.”

Nhìn chung cô nhà văn này viết cũng đúng cả thôi, với một bộ phận đàn ông Việt Nam. Theo tìm hiểu, cô Trang Hạ đã từng sống và làm việc ở Trung Quốc, nơi mà đàn ông thì quần quật làm việc kiếm tiền còn vợ anh ta chẳng làm gì cả, chỉ đi chơi mạt chược. Hết giờ làm người đàn ông Trung Quốc về cày tiếp việc nhà chứ không có được chơi. Chưa nói cưới về, mới yêu đã khổ. Ở Matxcơva mình ở chung block với một chú người Đại Liên, bao công cưa cẩm yêu được một cô, so về hình thức không thể bằng được cái chú này, thế mà từ khi về chung sống với nhau trong ký túc xá, nó như thằng cu li vậy, cứ quần quật suốt ngày với cơm nước giặt giũ, dọn dẹp, học hành bị ảnh hưởng hẳn đi. So với đàn ông Trung Quốc (số lượng cu li chiếm khá là đông) như thế, đàn ông Việt Nam thật sướng như vua vậy.

Cô em họ mình sinh giữa thập niên 1980 vẫn còn lo ế - đó vẫn là thời kỳ thừa nữ và thiếu nam. Đàn ông Việt Nam đã tổn hại một số lượng quá lớn qua hai cuộc chiến tranh: 9 năm chống Pháp và 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam sau đó. Lại tiếp, hai cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc và Tây Nam. Có phụ nữ tham gia những cuộc chiến tranh đó, nhưng tỉ trọng rất nhỏ so với nam giới. Từ xưa đến nay cho đến khi chế độ phụ hệ thắng thế, đàn ông vẫn luôn luôn là người chiến binh, người bảo vệ cho gia đình và bảo vệ Tổ Quốc. Đã có những thống kê nào chưa, bao nhiêu người phụ nữ vì không thể kiếm được cho mình một tấm chồng khi mà người đàn ông trở nên quý như vàng, đã phải lặng lẽ trở thành mẹ đơn thân để bớt cô quạnh lúc về già? Đã và sẽ có bao nhiêu người con thiếu cha được sinh ra như vậy?  

Trong khi đó thì Trung Quốc thừa thãi đàn ông đến mức mỗi khi có chiến tranh họ thường dùng “chiến thuật biển người” để cho đối phương bắn đến mức bóp cò run tay, bắn đỏ nòng đạn rơi trước mũi súng… mà thừa đàn ông vẫn hoàn thừa. Và họ sang cả ta “kiếm” cô dâu. Cứ khi nào phải cạnh tranh, thì con người ta mới có điều kiện hoàn thiện mình.

Đến đây có vẻ như mình đang biện hộ cho sự hư hỏng của đàn ông Việt khi mà họ thừa điều kiện để kiếm được vợ, rồi từ đó dễ dàng làm mưa làm gió hơn trong gia đình. Không phải.

Ngay như bài trả lời phỏng vấn mới đây nhất của Trang Hạ là về cái Tết của đàn ông – cũng là cả một câu chuyện dài. Mỗi cái Tết qua đi, mình lại nhớ về thời đại gia đình mình sống với nhau, mà bà ngoại cầm chịch cho mấy nàng con gái, làm những món cỗ bàn hay mứt, kẹo… rất ngon. Bà và mẹ, với bà dì… thấy con cháu ăn xuýt xoa khen, nhà cửa nháo nhác, đã thấy họ vui, hạnh phúc và xúc động. Ông cậu mình kỹ sư, trụ cột gia đình, kiếm được tiền… bà thường thương cậu con trai độc nhất, ít bắt làm nhưng đã là ngày Tết, những món cỗ đặc biệt nhất, ngon nhất, “sơn hào hải vị” nhất, phải do ông cậu tự tay nấu. Bàn tay người thợ cơ khí hàng ngày cầm cờ lê mỏ lết vững chãi là thế, cũng biết ép miếng thịt bò để lùa con dao pha xuống giữa tay và thới, thái ra miếng thịt bò mỏng bay… Bà ngoại biết lùi lại để nhường món đặc biệt cho con trai làm, không phải vì bà không nấu được. Nhưng những món chè bà cốt, chè kho, mứt quất mứt gừng của bà, trong nhà nhiều người làm được cũng chẳng ai nỡ cướp đi cái niềm vui đó của bà cả. Cũng như ông cậu bình thường có thể say sưa, không bao giờ cầm được cái chổi quét nhà… nhưng là ổng quá bận. Những lúc có việc ổng vẫn làm rất tốt những điều người khác không làm được.

Trang Hạ đúng, đàn ông Việt có quá nhiều khiếm khuyết so với đàn ông nước nào đó, nhưng xung quanh chúng ta có những người không như vậy. Nếu như đàn ông chúng tôi nói về đàn bà những điều như Trang Hạ nói về đàn ông, người khác không rõ như thế nào chứ mình thì nghĩ đến bà, đến mẹ… mình sẽ rất xấu hổ. Các cụ nói, “đánh đĩ mười phương phải chừa một phương lấy chồng” – nên chừa chỗ cho những người đàn ông của đời mình người ta thương yêu mình nữa chứ, bạn Trang Hạ?

Mỗi giới có thiên chức riêng của mình. Đàn bà có cái khổ của đàn bà, như ngày xưa chưa sẵn băng vệ sinh mỗi tháng dấm dúi giặt miếng vải xô phơi chỗ kín đáo, rồi mang nặng đẻ đau. Đàn ông không phải lo những cái đó thì lại phải xông pha, đi tìm nguy hiểm và cứ có nguy hiểm thì nó tìm đàn ông trước. Các gia đình xung đột với nhau bao giờ có hai ông chồng tham gia thì to chuyện, còn họ đứng ngoài chỉ hai mụ vợ xoe xóe với nhau thì chuyện vẫn nhỏ như con thỏ.


Cũng công bằng cả thôi. Như Đức Phật dạy, đàn ông nghiệp nhẹ hơn đàn bà, không phải là sự bất bình đẳng giới, mà kiếp trước đàn ông cũng có thể là đàn bà và ngược lại – do nghiệp lực của mỗi người mà thành, đàn bà muốn thành Phật phải tu cho được than nam rồi mới đạt…

Phàm là người sống bằng nghề văn, có thể hư cấu, nhưng từ góc độ đạo đức, không nên nói những điều phi lý. Như ma túy, dùng trong y học là thuốc, nó là tốt; nhưng đã buôn ma túy bán cho con nghiện thì không thể khen nó là tốt được nữa. Đâu cũng có những người thế này, người thế khác – người được 7, 8 điểm; người không được… nhưng biết đâu với người thân, con cái, vợ chồng… họ vẫn là những người đáng yêu?

Bạn Trang Hạ có vẻ cay cú với đàn ông, thì nên học xem Đức Phật dạy như thế nào, nên tu thân, tịnh khẩu, cố kiếm được thân nam vào kiếp sau xem tình hình thế nào nhé! Không sửa được mình mà cứ như vậy, danh thì có nhưng là cái danh nào có hay ho gì, chỉ là những phát ngôn rẻ tiền câu khách của ba cái báo lá cải, chứ cái hại cho bản thân thì là vô biên.  

Đừng để cứ mỗi khi được nhắc đến tên, người ta lại tự hỏi “Cái cô Trang Hạ này cô ấy thù hằn gì đàn ông vậy nhỉ?”

Đọc lại Tôi và Trang Hạ

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây  

No comments:

Post a Comment