Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Friday, March 18, 2016

Anh Putin, cẩn thận cha Tập hắn “mai phục!”

Hai nguyên thủ Nga, Trung 
chúc mừng sự kiện ký kết hợp đồng khí đốt. 
Ảnh: Itar-Tass/Zuma Press
Cách đây gần 2 năm, tháng 5/2014 hai nước Nga và Trung Quốc đã làm choáng váng thế giới với một hợp đồng khí đốt “khủng” trị giá 400 tỷ đôla Mỹ kéo dài đến 30 năm giữa hai “ông lớn” về khí đốt của hai nước: Gazprom, tập đoàn khí đốt Nhà nước Nga và bên kia là Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC.) Đầu tháng 3 năm nay, tập đoàn này lại vay từ Ngân hàng Trung Hoa 2 tỷ Euro để thực hiện hợp đồng…

Tuy nhiên sau khi ký kết, hợp đồng đã đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đường ống nếu được xây dựng, sẽ phải vượt qua những vùng địa chất thiếu ổn định, khí hậu khắc nghiệt và dễ bị phản đối do tàn phá môi trường… các khó khăn khách quan chưa phải vấn đề chính. Để thực hiện được hợp đồng này, Gazprom cần có một vốn đầu tư tổng mức là 55 tỷ đôla Mỹ, nghĩa là nếu so với dự trữ ngoại tệ quốc gia Nga thì nó chiếm đến 10% hoặc hơn nữa. Riêng trong năm 2015 chi phí cho thực hiện dự án này đã là 168 tỷ rub (2,3 tỷ đôla) và Công ty này đã từng phải tìm đến các khoản vay bằng Euro từ Châu Âu. Lệnh trừng phạt của Phương Tây áp đặt lên Nga đã tác động không nhỏ  lên khả năng tiếp cận các khoản vay vốn mới của các doanh nghiệp nước này, và Gazprom cũng không phải ngoại lệ.

Xét về kết quả kinh doanh, năm 2015 là một năm được đánh giá là thành công của Gazprom trong bối cảnh một đồng rub bị giảm giá sâu, nhưng lợi nhuận ròng của Công ty này đến tháng 10/2015 đã tăng lên đến 382 tỷ rub (5,9 tỷ đôla) so với 223 tỷ rub của năm 2014 (xuất khẩu tương ứng vào Châu Âu cho 2 năm này là 146,6 tăng lên 158,6 tỷ mét khối.) Cho đến nay, đặc biệt vào thời điểm đầu năm 2016 với một giá dầu mỏ giảm thấp, Châu Âu vẫn tiếp tục tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Nga chẳng có bất cứ một “ngại ngần” nào cả.

Châu Âu, thị trường khí đốt truyền thống lớn nhất của Nga đã trải qua những thay đổi đáng kể, vì từ 2009 Điểm tiếp nhận khí hóa lỏng bên bờ biển Adriatic đã đi vào hoạt động, có công suất chứa và xử lý đến 8 tỷ mét khối khí hóa lỏng một năm; hay như ngay trong các năm 2014, 2015 Hoa Kỳ luôn luôn sẵn sàng cung cấp khí hóa lỏng sang Châu Âu để thị trường này giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga… Đồng thời đã từ lâu Châu Âu chuyển mạnh sang hướng sử dụng các công nghệ sử dụng năng lượng “xanh” theo hướng giảm dần phụ thuộc các nguồn năng lượng hóa thạch cũng sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng từ Nga. Từ năm 2012, Tổng thống Putin đã phát biểu rằng Gazprom cần phải nhìn sang phương Đông để tìm những khách hàng mới, những thị trường mới cho mình, chứ không chỉ trông chờ vào Châu Âu.

Rõ ràng chuyển hướng thì vẫn chuyển hướng, nhưng rẻ và thuận tiện, thì mua vẫn cứ mua. Hiện nay Gazprom mặt dù tăng lượng khí đốt xuất khẩu, nhưng giá thì lại giảm, và dự báo năm 2016 này giá có thể chỉ còn 199 đôla Mỹ cho một ngàn mét khối, thấp nhất kể từ năm 2006. Châu Âu như một tay nhà giàu nhưng lại keo kiệt, một mặt vẫn tham gia duy trì lệnh trừng phạt lên Nga, mặt khác lợi dụng giá thấp, người bán vẫn buộc phải bán mà vẫn tăng cường mua để… dự trữ. Lợi ích luôn biện minh được cho hành động.

Bây giờ chúng ta sẽ quay lại với câu chuyện khí đốt Nga – Trung. Cho đến nay Trung Quốc vẫn đang là nhà tiêu thụ khí đốt lớn có hạng của thế giới, mà họ vẫn đang nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, như Qatar hay Australia. Một đất nước tròm trèm 1 tỷ rưỡi dân với diện tích có khí hậu lạnh khá rộng với những vùng nằm sâu trong lục địa khắc nghiệt; cùng một nền sản xuất công nghệ chưa quá cao sẽ có nhu cầu năng lượng khổng lồ không chỉ trong vài năm tới. Trong một thời gian khá dài nữa Trung Quốc sẽ còn phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, cho dù trong những năm qua nước này đã tăng cường đầu tư các nguồn năng lượng khác như hạt nhân hay thủy điện, nhưng đều vấp phải rào cản những cáo buộc về tàn phá môi trường.

Vùng tài nguyên dầu khí tự nhiên như Tân Cương do đó không chỉ là “con ngươi mắt” của Trung Quốc về chính trị, mà còn có ý nghĩa sống còn về kinh tế năng lượng. Ngoài ra Trung Quốc còn tăng cường đầu tư cho các dự án năng lượng khác như tìm cách tiếp cận công nghệ dầu đá phiến (mà nước này có trữ lượng lớn nhất thế giới) hay dự án khai thác khí đốt ở Nam Cực, hóa lỏng rồi chở về dùng.

Một đường ống mua khí đốt “tươi sống” thẳng từ nguồn, chẳng phải đầu tư gì nhiều, luôn luôn là lựa chọn tối ưu của Trung Quốc. Không những thế, Trung Quốc không muốn Nga cung cấp cho mình qua “ngả” Tân Cương vốn đã được đầu tư hệ thống mua khí đốt từ các nước Trung Á chạy xuống duyên hải Đông Nam nước này, mà “bắt” Nga phải xây dựng đường ống “Sức mạnh Siberia” để cung cấp cho vùng Đông Bắc Trung Quốc, nơi tập trung công nghiệp của nước này và có nhu cầu năng lượng cực lớn. Yêu cầu đã làm cho dự án “Sức mạnh Siberia” thực sự khổng lồ, không chỉ về vốn đầu tư, mà còn về chiều dài và cả… đường kính đường ống.

Về phần mình, Nga đang gặp khó khăn trong triển khai các dự án như “Dòng chảy phương Nam” (Bulgaria không cấp phép xây dựng) và đặc biệt đường ống “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” đang khí thế bời bời, thì sự cố nước này bắn rơi chiếc cường kích SU-24 của Nga đã làm cho dự án trở nên “chơi vơi” hơn bao giờ hết. Không những vậy, chỉ có mỗi một thị trường Châu Âu mà hết khí hóa lỏng, lại còn biết bao các đường ống khác. Chúng ta cần nhớ rằng Nga chỉ có 5 đường ống sang Châu Âu, trong khi hệ thống ống Biển Bắc có 16, từ Bắc Phi có 4 và đang xây dựng đường ống thứ 5, từ Azerbaijan và Trung Đông có 7 đường ống…

Hợp đồng khí đốt “khủng” Nga – Trung được ký cách đây 2 năm đã làm dấy nên những lo ngại, rằng nó sẽ làm tổn thương đến nền công nghiệp khí hóa lỏng của các nước như Hoa Kỳ và Australia, và đúng là chúng có bị ảnh hưởng thật; nhưng không phải vì hợp đồng này mà là vì sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2015. Do sự giảm tốc này mà Ủy ban quốc gia phát triển và cải cách Trung Quốc đã giảm kế hoạch nhu cầu khí đốt năm 2020 từ 400-420 tỷ mét khối xuống 360 tỷ mét khối.  

Khi ký hợp đồng, Gazprom hy vọng nhận ngay được khoản trả trước là 25 tỷ đôla Mỹ nhưng điều này đã không thành hiện thực, do phía Trung Quốc (CNPC) yêu cầu một lãi suất khá cao, và phía Gazprom không sẵn sàng đáp ứng.

Khoản vay có thời hạn 5 năm của Gazprom từ Ngân hàng Trung Hoa với con số ấn tượng – 2 tỷ Euro (2,3 tỷ đôla) vừa được ký kết đầu tháng 3/2016 đã diễn ra trong hoàn cảnh đó, mà nó được giải thích là để tiếp tục xây dựng “Sức mạnh Siberia.”

Tại sao với một nền kinh tế giảm tốc như Trung Quốc, lại vẫn sẵn sàng tiếp tục một hợp đồng lớn và kéo dài đến vậy? Sẽ dễ dàng giải thích cho một kế hoạch tái sắp xếp lại nền kinh tế để chuẩn bị cho một chu kỳ tăng tốc mới, nhưng còn dễ hiểu hơn khi mà mua khí tự nhiên cho một vùng công nghiệp chiến lược Đông Bắc của đất nước bằng đường ống, dễ dàng hơn nhiều là mua khí hóa lỏng! Và đương nhiên, đường ống thì người nào bán, người ấy phải đầu tư xây dựng.

Khoản ứng trước không bao giờ tới với Gazprom; lại trong hoàn cảnh Iran, nước có trữ lượng khí đốt lớn thứ 2 thế giới sau Nga được dỡ bỏ cấm vận – tiền thì cần và cái gì cũng phải mua như một người chết khát mới nhảy vào hồ; Gazprom sẽ không tránh khỏi bị cạnh tranh nhiệt tình.

Sơ đồ đường ống dự án Sức mạnh Siberia. Ảnh: Siberiantimes.com
Đánh giá về khoản vay này, các chuyên gia Nga không khỏi e ngại. “Trung Quốc chỉ ngồi mai phục ở đó và chờ cho các công ty Nga khó khăn là “trói nghiến” vào các điều khoản của họ” – ông Mikhail Krutikhin chuyên gia của Hãng tư vấn năng lượng Nga nói. Lạc quan hơn, bà Natalia Orlova, kinh tế trưởng của Ngân hàng Alfa có trụ sở ở Moscow phát biểu: “Khoản vay của Gazprom cho thấy các doanh nghiệp Nga vẫn có thể tiếp cận vốn bất chấp lệnh trừng phạt, nhưng chúng ta không hy vọng các Ngân hàng Trung Quốc có thể thay thế được thị trường vốn toàn cầu.” Chúng ta còn nhớ ngay đầu năm nay Tổng thống Nga V.Putin đã chỉ rõ, giá dầu thế giới giảm dẫn đến những khó khăn cho kinh tế Nga là do… Trung Quốc!

Trung Quốc như một tay chơi lão luyện và gian xảo, sẵn sàng “chơi” với tất cả kể cả đối thủ của bạn mình; còn với người tưởng là đồng minh, nhưng cũng sẵn sàng lừa vào tròng miễn là có lợi.

Giá bán giảm thì tăng sản lượng khai thác từ lòng đất để xuất khẩu… Gazprom như một tay cờ bạc đang vứt xuống chiếu những đồng cuối cùng. Trước nguy cơ mất thị phần, không còn cách nào khác họ vẫn phải xoay xở vay tiền của tay đối tác kia để cố gắng bán hàng cho chính gã, dù biết đó là điều cực kỳ nguy hiểm...

Bài trên Tuần Việt Nam tại đây


Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment