Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, March 16, 2016

Giở võ 8 – Nước Nga hai năm có Crimea

Ngày 16/3/2014 cử tri Crimea đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý để bán đảo trở thành một phần của Liên bang Nga, cũng là thời điểm bắt đầu thời kỳ khó khăn của nước Nga. Kết quả không nằm ngoài dự đoán, bán đảo đã thành một phần lãnh thổ của Liên bang Nga. Đây cũng là một trong chuỗi sự kiện gây sóng gió cho Putin và nước Nga trong suốt hai năm qua. Hai năm chưa phải là nhiều, nhưng cũng đầy những sự kiện và cảm xúc đủ để những người quan tâm đến đất nước này như chúng ta, hoặc mong chờ một nước Nga dũng mãnh vượt qua những khó khăn đó, hoặc muốn thấy một kẻ độc tài Putin quỳ gối…

Chúng ta hãy nhìn lại xem bán đảo cùng nước Nga đã có được những gì và mất đi những gì…

Đầu tiên cần phải nhìn lại quá trình sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, mà tất cả những hành động của Nga vấp phải sự phản đối kịch liệt từ chủ yếu là các nước Phương Tây, ngay cả những nước được coi là đồng minh hay ít nhất có quan hệ gần gũi với Nga như Trung Quốc cũng có thái độ dè dặt. Với Trung Quốc vấn đề ly khai luôn luôn gây đau đầu bởi những Tân Cương, Tây Tạng… công khai ủng hộ một vùng đất ly khai để nhập vào một quốc gia khác, thật như con dao hai lưỡi.

Quân đội Nga tiến vào bán đảo, không vấp phải bất cứ một sự kháng cự nào từ phía quân đội Ukraine. Những người Ukraine trong các cơ quan chính quyền bán đảo người về Ukraine, người ở lại… Nga không chỉ không mất một viên đạn, mà hầu như không mất một xu trong việc cơ cấu tổ chức lại bộ máy chính quyền. Những người hâm mộ nước Nga của Putin, đặc biệt ở Việt Nam háo hức chia sẻ truyền nhau xem bộ phim tài liệu “Đường về đất mẹ” mà tự hào và xúc động.

Ngay khi “về” với Nga, rất nhiều ý kiến cho rằng nước Nga “được” quá nhiều. Một bán đảo nhô ra giữa Biển Đen, nó đem lại cho nước Nga một quân cảng nước ấm, từ nay Hạm đội Biển Đen của Nga không phải thuê chỗ đỗ nữa, mà đã là “của mình.” Về chiến lược quân sự, Crimea về Nga có nghĩa là Nga có thể triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo – vốn có vị trí chiến lược khống chế các nước xung quanh Biển Đen mà nhiều nước đã là thành viên của NATO. Với NATO, đối phó với các dàn phóng tên lửa di động trên tàu ngầm tàu nổi, dễ dàng hơn nhiều so với các dàn phóng trên đất liền có thể ngụy trang kín đáo. Nếu như những chuyên gia phương Tây cho rằng ề địa chiến lược, thì các chuyên gia cũng không đánh giá cao vai trò của Crimea nói riêng, Biển Đen nói chung, xuất phát từ đặc điểm của nó là một biển gần kín, thông ra đại dương thế giới qua hai eo biển Bosphorus và Dardanelles, hoàn toàn bị khống chế bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ông Jonathan Eyal, Giám đốc Quốc tế của Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh ở Luân Đôn thì “một cách thuần túy về mặt quân sự, Nga không được gì cả” (Trong việc sáp nhập Crimea.) Từ cách đánh giá này, chúng ta có thể nhận thấy họ (các chuyên gia) đánh giá địa chiến lược ở tầm châu lục và toàn cầu, Biển Đen không có ý nghĩa nhiều. Nhưng chúng ta đang chứng kiến thế giới bước sang thế kỷ 21 với những cuộc xung đột chỉ hạn chế tầm khu vực, nên vị trí của bán đảo Crimea về chiến lược vẫn cực kỳ quan trọng.

Về kinh tế, có thêm bán đảo đồng nghĩa với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của một vùng biển có nhiều tiềm năng về dầu khí dưới đáy biển.

Bán đảo Crimea do đặc điểm rất cá biệt, dính vào đất liền Ukraine bởi một eo đất rất hẹp, nó bị tách rời khỏi Nga do đó đối với nước Nga, nó không khác một hòn đảo. Chính vì thế mà một dự án xây dựng cầu qua biển nối đất liền sang bán đảo qua eo biển Kerch trị giá khoảng trên 3 tỉ đô la Mỹ đã được vạch ra. Tiếc rằng tất cả mới chỉ trên giấy tờ. Kế hoạch cho một cây cầu tương tự đã có từ thời Liên Xô, nhưng do những khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan mà nó đã không thành hiện thực – điều đó đồng nghĩa với việc thời Liên Xô đã không làm được thì thời của nước Nga, thực hiện nó còn khó khăn hơn nhiều.

Đơn cử, chỉ với đường cáp điện qua eo biển mà việc kéo nó đã khó khăn và xuất hiện sự cố, cũng đủ cho thấy tình hình hoàn toàn không dễ chịu đối với cư dân Crimea. Ngoài ra, bán đảo còn phụ thuộc khá nhiều vào đất liền Ukraine về cung cấp nước.

Cho đến nay đã qua hai năm nhưng những gì mà Crimea nhận được từ Nga, thực sự chưa có gì nhiều.

Trong khi đó, chính nước Nga lại rơi vào tình thế khó khăn. Trước hết chúng ta cần nhìn lại quá trình sáp nhập bán đảo Crimea về pháp lý, từ góc độ cá nhân tôi cho rằng hành động của Nga khi ủng hộ quá trình ly khai của bán đảo và sau đó sáp nhập Crimea vào quốc gia mình là trái với nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Nếu viện dẫn cái gọi là “quyền dân tộc tự quyết” thì dân tộc gốc của cư dân Crimea không phải là người Nga mà là người Tatar Crimea. Trưng cầu dân ý chỉ là một hành động mang tính thủ tục thuần túy kỹ thuật để “hợp pháp hóa,” còn từ quan điểm của Phương Tây người ta vẫn nhìn vào cái gốc rễ là vai trò của Nga trong cái quá trình ly khai kia. Chính điểm yếu này về pháp lý đã dẫn tới các lệnh trừng phạt của Phương Tây áp đặt lên Nga.

Những tưởng “mặt trận thứ hai” ông Putin mở ở Syria sẽ đưa nước này xích lại gần Phương Tây trong mối quan tâm chung là chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) đặc biệt là sau các sự kiện như vụ tấn công Paris hay máy bay A-321 Nga bị rơi ở bán đảo Sinai là do khủng bố… thì “nhát dao sau lưng” như ông Putin gọi hành động Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay SU-24 của Nga đã lại đẩy Nga ra xa Phương Tây hơn bao giờ hết.

Đồng thời mặc dù với sự hậu thuẫn (không được Nga chính thức thừa nhận) của lực lượng quân sự Nga, quân đội Chính phủ Syria dưới quyền ông Bashar al-Assad cũng không có được những thắng lợi có tính quyết định trên chiến trường, điều này sẽ làm cho cuộc nội chiến Syria sẽ trở nên dai dẳng hơn và sự can dự của Nga cũng do đó mà kéo dài ngoài dự định. Lệnh ngừng bắn sau 5 năm nội chiến Syria do Nga và Mỹ bảo trợ vừa qua là một thành công với Putin. Mục đích của Nga chính là một chỗ trên bàn đàm phán về một Syria “hậu nội chiến” và có vẻ mục tiêu đó đang ở rất gần. Thành công của chiến dịch quân sự là đã nhìn thấy được và việc dừng nó là cần thiết, vì những khó khăn của nước Nga thì vẫn còn nguyên. Ngân sách thâm hụt của Nga sẽ không cho phép kéo quá dài một chiến dịch quân sự như vậy.

Nếu như các chuyên gia tính toán rằng trong những khó khăn của Nga gặp phải, 10% mang lại do lệnh trừng phạt, còn lại là do giá dầu thế giới giảm thấp thì chúng ta sẽ vấp phải một điều khó hiểu, là trong những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ thì Nga chưa phải là nước có thu từ bán dầu tỷ trọng cao trong tổng thu nhập quốc nội – vậy mà Nga lại là nước có khó khăn lớn hơn các nước khác. Trong năm 2015 khoảng 500 nghìn người Nga đã bị mất việc làm, theo Bộ trưởng Bộ Lao động và Bảo trợ xã hội Maxim Topilin. Tình trạng khó khăn này có nguyên nhân bên trong từ chính hệ thống kinh tế Nga.   

Ngày 1/3 vừa qua, phát biểu tại Đại hội lần thứ Bảy của Phòng thương mại Nga Tổng thống V.Putin đã nói rõ, Nga cần tăng cường phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hàng Nga không chỉ phải đảm bảo được về chất lượng mà còn phải đẹp hình thức mẫu mã. Ông chỉ rõ, rào cản để hàng hóa Nga đến được với thị trường quốc tế hiện nay chủ yếu nằm ở hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước nặng nề, thủ tục quan liêu, rườm rà. “Để vượt qua được hệ thống này, các doanh nghiệp Nga còn tốn kém hơn so với đầu tư vào sản xuất” – ông Putin nhấn mạnh.


Bằng lối tư duy mạch lạc, trình bày gãy gọn sắc sảo vốn có của mình, Tổng thống Nga đã chỉ ra được những khiếm khuyết nội tại của nước Nga đã tồn tại từ rất lâu, mà hai năm khó khăn vừa qua đã làm bộc lộ nhu cầu bức thiết cho một sự thay đổi.

5 tháng ròng rã không kích vào “khủng bố IS” và cũng là (bị cáo buộc) không kích vào lực lượng đối lập với Chính phủ Assad, Putin đã tuyên bố rút phần lớn lực lượng quân sự của mình ở Syria về nước. Rõ ràng điều này nằm trong kế hoạch, có thể bất ngờ với ai đó chứ không bất ngờ với Putin và bộ sậu của ông ta. Truyền thông chính thống của Việt Nam như thường lệ, say mê ca ngợi những chiến thắng vẻ vang của quân đội Nga, ngay tối 15/3/2016 đưa tin quân đội Assad đã chiếm lại được 400 điểm dân cư (từ tay ai chưa rõ?) nhưng rõ ràng tình thế chiến trường vẫn giằng co, điều đạt được duy nhất là một thỏa thuận ngừng bắn.

Nga rút thì lại bắn nhau tiếp, điều đó gần như là chắc chắn. Và chuyện 400 khi không có Nga lại rút xuống còn 300, 200 là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì túi tiền để duy trì một cuộc chiến là có hạn, và giá dầu thì có khi còn thấp như vậy lâu lâu.


Tham gia thảo luận trên Facbook tại đây  

No comments:

Post a Comment