Cách đây 2 tuần, nhà mình có
đi nghỉ “hôm xì tây” ở biệt thự của một chị tiến sĩ nhi khoa, nay nghỉ hưu đang
tập trung sang lĩnh vực dạy trẻ tự kỷ. Từ một bác sĩ tu nghiệp ở Leningrad (nay
là Saint Petersburg) về, hoàn toàn theo “duy vật biện chứng,” nay chị cũng có
nhiều thay đổi trong quan điểm.
Khi nghe mình nói, rằng “theo
em hiểu thì trẻ tự kỷ có nhiều cháu thường xuyên chơi đùa, trò chuyện, giao lưu
với các “vong…” thì chị ấy gật túi bụi luôn. Chị bảo rất chính xác – chị là người
vốn nhạy cảm, hoặc có cái gì đó như giác quan thứ… sáu mươi, chị cảm nhận rất
rõ các cháu tự kỷ, nhiều cháu rõ ràng đang giao tiếp, trò chuyện với các “vong.”
Vậy “vong” là thằng nào? Nôm
na cứ hiểu là “ma” cũng có, thần linh thổ địa cũng có, mà có khi có cả chư
thiên. Tuy nhiên nếu đã giao tiếp với các chúng sinh ở các thể khác chúng ta
như vậy rồi, thì khó có thể sinh hoạt, suy nghĩ bình thường như người chúng ta
được, và nhẹ thì thành tự kỷ mà nặng thành tâm thần.
Bà chị họ mình bây giờ cũng dạy
trẻ tự kỷ - có nhiều “trẻ” đến 35 tuổi. Chị bảo, nếu chỉ đọc trên mạng, sẽ thấy
các nguyên nhân nào là di truyền, nào là mẹ ốm, con ốm thế nào đó; nhưng bây giờ
thì nguyên nhân xã hội đang trở nên một nguyên nhân phổ biến hơn.
Rất nhiều cháu không được trò
chuyện với bố mẹ, không được giao tiếp. Từ nhỏ, bố mẹ giao cho người giúp việc,
mà người giúp việc thì không phải là thày cô giáo, họ chẳng có trách nhiệm gì cả
trong việc dạy con chúng ta, mà làm mọi cách để nhàn thân. Đầu tiên, họ nhờ đến
ti-vi, mà ti-vi là cái thứ nào có khác gì các vong hồn đang lởn vởn quanh chúng
ta đâu. Trẻ cứ giao tiếp một chiều như thế, cho đến một ngày, tâm thần của các
cháu vốn đã nhiều sơ hở và dễ tổn thương, một “năng lượng xấu” tìm thấy cánh cửa
mở toang và nó bước vào…
Con đường trở thành tự kỷ là
như thế. Cũng rất nhiều cháu sau khi được chữa, hóa ra hoàn toàn bình thường,
chẳng có biểu hiện gì của tâm thần hay điên dại gì cả. Chẳng qua là từ bé chẳng
được nói chuyện với ai bao giờ.
Cháu của mình, gọi mình bằng
ông trẻ, bây giờ đang đi học nói dù đã 5 tuổi rưỡi, gần 6 tuổi rồi. Đó là một
điển hình về việc giao cho người giúp việc trông suốt từ sáng đến tối. Nhiều cứ
nghĩ, người giúp việc chỉ việc trông, còn mình thì sẽ dạy. Họ cũng đang hiểu rằng,
giáo dục là phải ấn nó ngồi xuống ghế nghe giáo huấn.
Sai rồi. Giáo dục là từng lời
ăn tiếng nói, từng câu chuyện, từng trò chơi… Các mẹ bỉm sữa hầu hết chỉ hiểu
nuôi dạy con là cho ăn, cho mặc và uống thuốc. Mẹ bỉm sữa hiện đại hơn thì hiểu
là phải dạy, và chuyện dạy nhồi vịt mình nói mãi rồi, thôi không nói nữa.
Nhưng để đến khi con hỏng thì
đã quá muộn rồi. Quý vị cứ thử chở một thằng bé to tướng, đẹp trai lồng lộng bị
tự kỷ đi chữa bệnh xem có đau không? Hôm qua đọc tin một chú bé 15 tuổi, cao
mét tám, nặng tám mươi cân đi lạc vì tự kỷ mà đau lòng.
Hết chuyện tự kỷ.
Mình cũng chứng kiến nhiều
cháu, nói xin lỗi nếu đụng chạm – đẹp trai, xinh gái, cao to hẳn hoi nhưng nặng
cả tạ, ngồi oằn cái xe máy, đi đứng chúi đầu chúi mũi, nặng nề ục ịch như King
Kong, mắt mũi thì mù dở vì cận toét ra… Đó là một kiểu hại con khác. Các anh
các chị thử nghĩ, nuôi dạy con mà ra một sản phẩm trông phát chán như thế, tiềm
tàng những tim mạch và tiểu đường, liệu đường đời của cháu nó sẽ ra sao? Trộm
nghĩ, hay bụng bảo dạ, thôi mình nuôi con mình ngu ngu tí cũng được, miễn là nó
khỏe mạnh cao ráo; chứ bụng phệ tướng, mắt cận toét thế kia, sau này không biết
nó sống thế nào, làm việc ra sao, sinh con đẻ cái có ổn không nữa.
Tây nó chơi thể thao như điên,
mà học vẫn giỏi. Đây con nhà Việt Nam nhồi như điên, mà vẫn dốt hơn nó, không
những thế lại còn yếu ớt hơn nó rất nhiều.
Người Việt Nam thoái hóa một
phần do vậy – gọi là “bỉm sữa” cũng đâu có sai.
Tham gia thảo luận trên
Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment