Cận thị học đường là một vấn đề
cực kỳ nhức nhối. Sáng nay nói chuyện với một chú, từ chú đến hai thằng con đều
cận thị do cùng một nguyên nhân: di truyền tật khúc xạ bẩm sinh thì không nói
làm gì.
Nhưng nếu con đang yên đang
lành chẳng làm sao, mà để bị cận thị thì ngoài lỗi của nhà trường, bố mẹ thật
đáng trách. Không phải đeo kính cận thị, mà được đeo cái kính mát thật ngầu là
sướng, và đẹp nhất.
Thế cho nên bà con sợ con cận
thị, lùng tìm những chiếc đèn bàn học bài được quảng cáo là “bảo vệ mắt” hay “chống
cận” càng đắt càng thích mua. Vậy đèn như thế nào thì là tốt?
Trước hết cứ phải đủ độ sáng
cái đã, không có oong-đơ gì cả. Như bà bạn mình đã thông tin, ánh sáng phải đủ
500 ansi-lumen, nhưng nếu sáng quá cũng gây chói mắt, đâm ra có hại.
Thứ hai, những loại đèn nhấp
nháy liên tục là rất hại mắt, điều này bà con biết lâu là đèn neon mà ta quen gọi
là đèn tuýp, nhấp nháy ác liệt. Chính vì thế mà những môi trường cần bảo vệ mắt,
như ở lớp học người ta phải lắp nhiều ngọn đèn giảm thiểu sự nhấp nháy của ánh
sáng. Ngày xưa còn có mạch điện cho 2 đèn, 4 đèn neon làm sao cho chúng nhấp
nháy lệch pha nhau một cách chính xác, làm sao không bao giờ có pha tối với ánh
sáng phát ra. Chẳng biết bây giờ có loại mạch đó không nữa.
Thứ ba là nhiệt độ màu, hay độ
K, nôm nay là màu của ánh sáng. Từ thời chưa có điện người ta đã dùng ánh lửa để
đọc, và ánh lửa phát ra ánh sáng chỉ có 1300K thôi và các cụ thời đó thì lấy
đâu ra kính cận mà đeo.
Vậy những loại đèn nào trên thị
trường tốt nhất cho mắt?
Trên thị trường hiện nay có những
loại đèn mới ra, như “đèn biến tần” của anh nổi nhất là Rạng Đông, thực ra là
công nghệ huỳnh quang, nhưng cho đèn nhấp nháy với tần số cao hơn nhiều (100 lần
/ giây) và nghe đâu dùng 3 thứ huỳnh quang bên trong thế nào đó. Tân kỳ nhất là
LED. Chúng ta cần loại ngay bóng compact không xét, vì suy cho cùng nó chạy chấn
lưu như neon thì độ hại mắt nào có khác gì.
Trước đây, LED không thể cho
được ánh sáng mạnh, nên không có ứng dụng gì trong chiếu sáng, thì nay đã có LED
siêu sáng. Với đèn bàn thì thường người ta không dùng một LED mà dùng nhiều
LED. Đèn LED lo ngại nhấp nháy hầu như không đặt ra. Nhưng câu chuyện của LED
là nó phát ra ánh sáng hầu hết là màu trắng, vì thế trong đó cũng có nhiều ánh
sáng xanh rất hại mắt.
Vừa qua Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ
cũng đã khuyến cáo việc sử dụng LED để chiếu sáng đô thị, một mặt ủng hộ vì tiết
kiệm điện, giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhưng mặt khác cần hạn chế ánh
sáng xanh mà nó phát ra. Hầu hết, đèn LED màu trắng đều có nhiệt độ màu khoảng
4000 đến 5000K, do đó không thích hợp với việc sử dụng nó làm đèn học tập, làm
việc. Tham khảo tại đây
Về nguyên tắc vật thể nóng
sáng là phát ra ánh sáng tốt nhất cho mắt, do đó đèn quả lê sợi đốt với nhiệt độ
màu khoảng 2400K, là tốt nhất. Cũng theo bác sỹ nhãn khoa, thì bóng đèn đỏ được
lắp làm đèn bàn học bài công suất tối ưu là 40Watt.
Tuy nhiên với điều kiện Việt
Nam do nhiều khu vực, thứ nhất hay bị sụt áp (có khu thường xuyên chỉ 190 – 200
volts) và do quá tải nhiều khi tụt cả tần số (không đủ 50 hertz) do đó bóng đèn
không đủ ánh sáng. Cách khắc phục chắc chỉ có phương án nâng công suất lên một
chút, 60Watt chẳng hạn.
Nhược điểm duy nhất của phương
án này là bóng đèn sợi đốt thì nóng, và tốn điện. Tuy nhiên bây giờ nhiều nhà
dùng điều hòa, cũng là một điểm cộng cho kế hoạch dùng đèn quả lê.
Đèn LED nhìn chung là tốt nếu
như có loại ánh sáng màu… lúa vàng, tiết kiệm điện nhưng thực ra là giá nó đắt,
tiền đó để đóng tiền điện cho bóng quả lê cũng được lâu lâu đấy. Còn đèn Trung
Quốc rẻ hơn thì độ bền lại chẳng ra sao…
No comments:
Post a Comment