Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, September 30, 2014

Vụn vặt 36 – về những “người chăn chiên”

Một. Bên Công giáo những người giáo dân thì là con chiên, do đó, tầng lớp tăng lữ, thì là những người “chăn chiên”. Cũng vậy trong Đạo Phật, người theo Phật thì là “Phật tử” – con của Phật, còn những người xuất gia vào chùa tu học – tầng lớp tăng lữ, thì là các Hòa thượng, tì kheo, tì kheo ni. Ngoài mục đích là tu học để tự mình đi đến cái đích thoát sinh tử luân hồi, được vãng sanh; thì còn nhiệm vụ mục đích tối thượng là hoằng dương Phật pháp, hướng dẫn chúng sanh cùng đạt được cái đích thứ nhất đó, như trong nhà Phật nói là “đạt thành tựu.”

Hai. Người ta thường nói có câu “Cái áo choàng không làm nên ông thầy tu” – không nhất thiết cứ phải Hòa thượng thì nhất quyết phải được vãng sanh, cũng không phải người không xuất gia là không thể vãng sanh được, mỗi người một công quả đi trên con đường tu tập, sự giúp đỡ lẫn nhau, chỉ là trợ duyên ở một đoạn nào đó mà thôi. Tôn Ngộ Không ba đầu sáu tay vẫn không cõng được thày Đường Tăng đến thẳng Tây Trúc được. “Nghiệp người phàm nặng như núi Thái Sơn.”

Ba. Sự việc bên Chùa Bồ Đề, “thành ủy thành phố Hà Nội đã có kết luận”. Cùng với nhiều cách hành xử khác của các cấp chính quyền, ví dụ như ngay ông bí thư thành ủy Hà Nội hồi cơn mưa lịch sử tháng 11 năm 2008 còn “dân ta còn dựa dẫm ỉ lại nhiều quá!” thì không mấy ai muốn tin vào những gì chính quyền nói.

Bốn. Sự việc bên Chùa Bồ Đề, xảy ra những “lùm xùm” như hiện nay, chẳng cần biết cái “kết luận” kia như thế nào, thì rõ ràng cũng đã là “lùm xùm”, kể cả các vị tăng lữ có làm gì chăng nữa, cũng đã là có nghiệp dữ xảy ra rồi. “Nhân quả” vẫn là đúng, cái “quả” hôm nay của nhà chùa, là của cái “nhân” này hay “nhân” khác, cũng có gì là khác nhau đâu?

Năm. Sự việc bên Chùa Bồ Đề, người ta tập trung rỉa rói móc máy, tìm ra những bức ảnh mà người ta cho rằng đó là Ni Đàm Lan đầu trọc không mũ bảo hiểm, đi HONDA SH Italia xịn, biển đẹp long lanh… cứ cho là thật đi, thì rõ ràng đã có một bộ phận không nhỏ những tăng lữ của Phật giáo Việt Nam hiện nay, không chống nổi cám dỗ của vật chất. Cá nhân mình không biết có phải hay không thì khi đã không biết, không khẳng định, chưa mắt thấy tai nghe, nói theo nhà Phật là “chưa chứng”, thì điều xấu, tuyệt đối không tin vội tin vàng.

Sáu. Sự việc liên quan đến Thầy Thích Thanh Cường, mình đọc post của Thầy liên quan đến “iPhone 6”, không có gì rõ ràng để chứng minh Thầy mua cái điện thoại đó để dùng. Bác nào còn chưa nhớ rõ, có thể đọc lại.

Bảy. Người nhà mình quê Tây Kỳ, cạnh xã Đông Kỳ nơi có chùa Thầy Thanh Cường trụ trì, không lạ các Thầy Hòa thượng quê mình, toàn thanh niên sàn sàn U40 cả, tuổi còn trẻ, còn nhiều vướng mắc bụi trần, thậm chí thừa năng lượng chưa thực sự tập trung vào tu tập. Không phải ai cũng ngay lập tức mẫu mực cả - đến như Đường Tăng Huyền Trang còn là “người phàm nghiệp nặng như núi Thái Sơn” cơ mà, nữa là các Thầy nhà ta.

Tám. Chúng ta đang sống trong một xã hội trọng vật chất tầm thường và suy đồi nghiêm trọng về các chuẩn mực đạo đức xã hội. Một xã hội như thế, thì với các Thầy như Thích Thanh Cường và vài Thầy nữa ở mấy xã xung quanh, cũng là bình thường thôi. Không nhất thiết cứ phải là người xuất gia, mới có thể đạt thành tựu, nhưng cũng không có nghĩa là sau những sự việc như của ngày hôm nay, thì con đường của các Thày sẽ đóng lại. Nhớ vụ ông ca sỹ nào đó tự dưng nổi máu điên xông vào “thơm môi” một vị Hòa thượng, cũng là nhiều cái dở hơi. Đã là người xuất gia, hạn chế nghe hát nghe hò dần dần đến chỗ thôi không nghe nữa, để tâm nó khỏi bị khởi những vọng động (mình đã viết rồi, với những bậc Thánh nhân, hát hò là lời than khóc). Đến khi không chống được con “quỷ dữ khóa môi”, thì thực hành sám hối, ai bảo hoàn tục làm gì. Đã xuất gia còn hoàn tục, nghiệp dữ chất chồng dày gấp bao lần.

Chín. Vụ Thày Thích Thanh Cường, chắc không có lửa làm sao có khói, Thày cũng chắc gì đã chống được sự cám dỗ của vật chất. Phật thì cấm người xuất gia không được cầm tiền, nhưng ngày nay, các Thầy ai cũng có tiền, Phật tử càng làm ăn phi pháp càng dùng nhiều tiền để nhờ các Thầy dẫn mối hối lộ thánh thần chư Phật giúp mình khỏi tội. Cũng là cùng trong một cõi mê cả ấy mà. Nhưng nhiều ảnh chụp của Thày Thanh Cường, mình đồ rằng là sản phẩm của phô-tô-sốp, điều này để các nhà chuyên môn đồ họa vi tính nghiên cứu trả lời. Mình không phải chuyên ngành, không bình luận đánh giá, không dìm hàng đánh hôi, cũng không bênh vực tô hồng.

Mười. Dù là Phật tử, không cần phải thất vọng, càng không cần phải bênh vực tô hồng, nhưng là người bắt đầu tu học để có được hiểu biết, tự cảm thấy bổn phận phải viết nhắn các bạn kể cả không phải Phật tử, không nên xông vào dìm hàng, đánh hôi… chứ chưa nói đến việc kiên quyết không làm việc “phô-tô-sốp bôi nhọ” – làm điều đó các bạn tạo nghiệp dữ, nghiệp ác, tội lỗi rất nặng. Dù có thể các bạn không tin, nhưng nó là như vậy. Thế nhé!

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment