Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, December 9, 2015

Nhận định chủ quan nguy hiểm như thế nào?

Ông Stanislav Shushkevich
Tình cờ mình đọc được một post trên Facebook có nội dung như sau:

Nguyên_văn: 
“Hôm nay 8/12. Ngày này năm 1991, Hiệp ước Belovezh về chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô đã được ký ở Belorussia. Stanislav Shushkevich, thời đó là Chủ tịch Xô viết tối cao Belorussia đã tham gia ký hiệp ước này, cùng với Eltsin và Kravchuk. Sau bao nhiêu năm, người đàn ông này vẫn tỏ ra trâng tráo với những gì mình làm, và buồn cười thay, toàn viện dẫn là nếu không chấm dứt sự tồn tại của LX, thì sẽ xảy ra nội chiến, bố Tây này bảo thế, bố Mỹ nọ cũng bảo y chang... Và, hiện gã đang nhận lương hưu chưa đến 1 đô/tháng. Nó có đáng với ông ta, sau những gì đã làm?”

Bài báo không được dịch thì ởđây

Trên thực tế, việc Liên Xô sụp đổ là tất yếu khách quan, nhiều nhà bình luận, chuyên gia ngay từ các nước thuộc Liên Xô cũ hay từ Phương Tây đều nhận định như vậy. Ông Stanislav Shushkevich nói trong bài không có gì khác ngoài những nhận định đó.

Việc ông Stanislav Shushkevich có tham gia ký Hiệp ước Belovezh hay không, không phải là vấn đề vì nếu không phải ông ta mà là một người khác thì người đó cũng vẫn cứ ký bình thường. Việc ký kết đó là một thủ tục kỹ thuật pháp lý - ngay như trong bài báo người ta cũng viết: Stanislav Shushkevich là một trong sáu người tham gia ký Hiệp ước Belovezh ngày 08 tháng 12 năm 1991 về thành lập Cộng đông các quốc gia độc lập (SNG hay CIS trong tiếng Anh) và là một trong ba người ký tên vào thông cáo cho truyền thông về nội dung của thỏa thuận này, đặc biệt là về sự tan rã của Liên Xô de jure

de jure" là một thuật ngữ pháp lý, nghĩa là “luật định” hoặc “theo luật” hoặc hiểu rõ ràng hơn, là “về mặt pháp lý.” Một hợp đồng có thể được ký bằng miệng (giao kết kiểu quân tử) và thực hiện trên thực tế, giao kèo đó có hiệu lực thực tế thì người ta dùng thuật ngữ “de facto” (trên thực tế) còn nếu là hành vi trước hết có tính pháp lý, nó sẽ là “de jure” và nếu nó có hiệu lực cả trên thực tế nữa, thì nó còn là “de facto.”

Đoạn sau bài báo cho thấy Liên Xô đã hoàn toàn mất kiểm soát, hỗn loạn và không thể tồn tại được nữa, sự “không còn tồn tại” của nó, đã là “de facto” từ trước thời điểm người ta buộc phải thừa nhận nó, do đó việc ký kết các văn kiện được dùng từ để chỉ “de jure” là cực kỳ chính xác.

Lễ ký Hiệp ước Belovezh năm 1991. Eltsin thứ hai từ phải sang
Ảnh: RIA Novosti
Việc ông Stanislav Shushkevich nhận lương hưu 30 cent (không đến một dollar) là thực tế, ông cũng nói thẳng thắn trong bài báo (“Và ơn Trời, tôi còn làm việc – cho Đại học Tổng hợp Warsaw”) chứ không đến nỗi đau khổ như trong post nói trên viết. Chỉ cần có một cách tư duy của một người bình thường chúng ta cũng không thấy có mối liên hệ nào giữa việc “tham gia ký kết những văn kiện về việc sụp đổ của Liên Xô” với “mức lương hưu chưa được 1 dollar” cả, do đó đây là một phép ngụy biện hết sức nguy hiểm. Không có gì chứng minh rằng nếu Liên Xô còn tồn tại thì ông Stanislav Shushkevich sẽ sướng hơn hiện nay, vì chúng ta cũng sẽ không hình dung ra được nếu cứ tiếp tục như năm 1991 và kéo dài đến nay vẫn theo những cung cách như Eltsin, sau đó là Putin đã làm (giả định Putin sẽ thay Eltsin làm Tổng thống Liên Xô kiêm Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô) thì Liên Xô sẽ trở thành hùng mạnh.

Trong bài phỏng vấn, người ta đã nhìn thẳng vào một sự thật, “Liên Xô đã là nhà tù của các quốc gia” do đó ngoài những nguyên nhân về quản lý điều hành, kinh tế và phát triển, Liên Xô còn có những vấn đề liên quan đến dân tộc và quyền dân tộc tự quyết (Lê-nin đã thử giải quyết vấn đề bằng việc đưa ra hình thức nhà nước liên bang) mà chắc chắn họ không xử lý nổi.

Bánh mì cắt đôi vẫn là bánh mì, nhưng một mẩu sự thật không phải là sự thật. Trích lấy một đoạn và lồng những ý tưởng của mình vào, dẫn dắt dư luận theo hướng bóp méo sự thật, thật quá nguy hiểm.


Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment