Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, May 9, 2013

Tại sao những người lính giơ tay chào nhau?

Duyệt binh trên Quảng trường Đỏ, 9 tháng Năm 2009
Một hình ảnh thường thấy ở những người lính là họ giơ tay lên ngang lông mày chào nhau. Ngày xưa đi học trong trường sỹ quan, cũng phải học chào gần chết.

Có cái "mũ bảo hiểm" này
mà đi xe máy thì cũng hay...
Vậy thì ở đâu ra cái nghi lễ hay ho ấy? Xem trong phim “The last castle” ông tướng trong phim đã giải thích: nó xuất phát từ thời trung cổ, khi những người hiệp sỹ gặp nhau, họ đưa tay lên giở tấm sắt che mặt trên mũ với thông điệp “tôi là bạn”. Xin bổ sung thêm, họ đưa tay phải lên, ý là tay cầm vũ khí của tôi là tay không. Khi các đối thủ gặp nhau, họ cũng giở mũ để đối thủ nhìn thấy mặt.

Nghi thức đó tồn tại cho đến tận bây giờ - lan đến những người lính thời hiện đại. Một nghi thức rất đẹp, rất nhà binh. Họ chào nhau, chào cờ - chào Tổ quốc, chào cả những đồng đội đã hy sinh.

Trong chuyện “Tên anh chưa có trong danh sách” khi người lính Nga quyết không đầu hàng và bị giết, trước khi giết tên tướng Đức cũng chào anh, chào một người lính chân chính.

Một người Cựu chiến binh Hồng quân, vừa chào, vừa lau nước mắt
Tẩm ảnh nổi tiếng.
Xem duyệt binh trên Quảng trường Đỏ mừng ngày Chiến thắng 9 tháng Năm, các đơn vị diễu qua Lễ đài đều chào, và các sỹ quan trên Lễ đài đều chào lại các đơn vị. Các cựu chiến binh cũng chào. Một tấm ảnh “chào” đẹp nhất là Iuri Gagarin chào những người dân đang chào đón mình sau khi bay về từ vũ trụ.

Bức ảnh "Xin chào người Cựu chiến binh"
dễ gây xúc động nhất

Yuri Gagarin
Có nhiều kiểu chào. Những người lính Ba Lan thường chào bằng hai ngón tay liền khít, ngón trỏ và ngón giữa (thấy trên mạng bẩu họ chỉ dùng kiểu chào này khi đội loại mũ đại bàng nhiều cạnh, chưa có điều kiện xác minh, mà cũng không cần thiết trong bài viết này). Xem phim thấy lính Mỹ chào cũng rất đẹp. Những người phạm binh trong phim “The last castle” cũng muốn chào nhau, thể hiện tư cách người lính, dù họ đang ở trong tù – bất chấp điều đó bị cấm nên họ chào xong, gãi đầu để không bị trừng phạt. Cũng có kiểu chào biến tướng, đó là của các Đảng viên Quốc xã chào nhau, giơ chéo tay lên trời, ý chỉ vị trí tối thượng của người Arien. Nhưng các sỹ quan truyền thống của quân đội Đức, nhất là những sỹ quan quý tộc Phổ, thường vẫn chào nhau lối quân sự, thể hiện sự tự hào nhà binh của họ. Kiểu chào Quốc xã ngày nay thịnh hành trong bọn phát-xít mới.

Chú lính Hoa Kỳ chào rõ đẹp
Kiểu chào Quốc xã
Một viên tướng Đức trong Thế chiến 2
chào kiểu quân sự

Kiểu chào hai ngón tay của Ba Lan. Tranh của 
Stanisław Wyspiański, 1904.


Nhưng hiện nay, trông thảm hại nhất là kiểu chào của cảnh sát giao thông Việt Nam chào “người vi phạm” (tôi viết trong ngoặc kép hàm ý là ông ấy chưa chắc đã vi phạm cái gì), thõng thà thõng thẹo, dối dá, quấy quá cho xong. Chào kiểu ấy, thà chẳng chào còn hơn.

Các nữ CSGT mới được tuyển dụng
này sẽ cải thiện hình ảnh của lực lượng đang bị kêu ca quá nhiều này chăng?
(Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Còn đây là hình ảnh CSGT "bị chào" ở Trung Quốc
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment