Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, August 7, 2013

Các cụ dạy, cấm có sai câu nào…

Các cụ nhà ta chẳng có biết Vontaire, Decarte… là ai, dưng mà tư tưởng của các cụ thì lại rất triết học. Cứ thỉnh thoảng nhớ ra một câu các cụ nhà ta dạy, ngẫm đi, ngẫm lại, thấy rất là phê…
 
Một.
Nhiều người biết câu “Liệu cơm mà gắp mắm” – hay lắm! Có bao nhiêu người ăn thì lấy từng đó gạo, đừng lấy nhiều mà lãng phí “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Rồi chừng ấy cơm mà gắp mắm ra ăn, đừng lấy nhiều lãng phí, đổ ngược vào không được nữa, vì nó sẽ gây hỏng hũ mắm.

Cuộc sống ngày hôm nay cũng vậy, kinh tế suy thoái, nhà nhà khó khăn… không thể “Bóc ngắn cắn dài” được, liệu mà tiêu pha, đừng lãng phí.

Khổ cái, các cụ dạy chỉ may ra dân đen nghe, chứ các quan thì vẫn ngày ngày lãng phí. Cái “đắng cay muôn phần” ngày càng đắng cay hơn. Khi mà Thái Lan vẫn hỗ trợ thục mạng cho nông dân trồng lúa, thì cái trò độc quyền mua gạo và độc quyền xuất khẩu gạo ở ta đang làm cho nông dân ngày càng chán ruộng.

Nâng thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” “Cụ” Hồ đã nói vậy.

Hai.
Có một cụ, là cụ Trần Hưng Đạo, khi đã già, cụ dặn lại cho các vua trẻ (toàn hàng cháu của cụ cả) về kế giữ nước. “Dưỡng khí dân, định chí quân… đó chính là kế rễ sâu bền gốc vậy”. Bài học đó, có lẽ ngày nay “các cụ ở trển” chưa học được. Ngành điện, ai cũng biết nó vẫn còn những cái từ thời thực dân Phớp để lại mà vẫn chưa thay thế hết được, ai cũng biết là cái kiểu quản lý của nó thì lãng phí là phần lớn… nhưng cứ đều đều “phang vào lưng dân” bằng giá điện. Sức dân có hạn, cái lưng của dân nó cứ oằn dần, oằn dần.

 “Nâng thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” – “các cụ ở trển” biết thừa, nhưng chẳng làm sao được. Được ngày nào, hay ngày đó, tiếp tục “ngậm miệng ăn…” thôi chán chẳng buồn nói nữa.

Ba.
Cơn bão số 6 đang về, Hà Nội không khéo lại ngập đến rốn bà con. “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Cái câu này của các cụ, thể hiện đúng cái bản chất ranh mãnh, láu cá của dân Việt Nam. Các cụ là khéo lắm, các cụ đang chửi chúng ta đấy. Chúng ta đang làm “tiền đồn xã hội chủ nghĩa”, xông vào lội nước, quên béng mất mâm cỗ “làm bạn với tất cả các nước”… ấy đừng vội – ai cũng khôn lỏi “lội nước đi sau” cả thì lấy ai đi lo thoát nước, để ngày mai bà con đi làm? Các cụ là thâm lắm, chửi mấy thằng khôn lỏi, tránh khó, tìm dễ, cố học làm quan để “vinh thân phì gia”. Rõ thật là phường “giá áo túi cơm”.

Bốn.
Nói thế thôi, các cụ dân gian có đầy kinh nghiệm buồn cười. Bà lão cho cháu ăn, đút thìa bột vào mồm mình ngậm một cái rồi mới bón cho đứa bé, làm người khác rùng cả mình. Dân gian dặn bà đẻ phải kiêng cái nọ, tránh cái kia… đâm ra bà bầu suy dinh dưỡng. Dan gian còn dặn, lúc có mang đừng sinh hoạt vợ chồng, con sau này sẽ bị… nhớt. Gớm, làm như “cái thằng đầu trọc” nó nhổ nước bọt vào đến tận nơi được ấy! Đi thi, các cháu phải ăn xôi đỗ, không được ăn chuối sẽ “trượt vỏ chuối”…

Té ra, có nhiều cái dân gian cũng lẩm cẩm. Mà “dân gian về già”, thì thành “các cụ”.


Vậy thôi, chẳng nói thêm làm gì nữa. “Các cụ” dạy cái gì đúng, thì nghe, cái gì chưa đúng, thì điều chỉnh. Cũng chỉ mong ngày mai đỡ “oằn lưng”…

Đọc thêm bài Cái then cửa.

No comments:

Post a Comment