Bà Hoa vừa đọc
sách Luật
vừa buôn bán tại chợ Vĩnh Bình.
Ảnh: Hồ Nam/ VnExpress
|
Bắt đầu bằng
những clip của lái xe quay “đôi co” với cảnh sát giao thông
Vài năm gần
đây, song song với sự bùng nổ của điện thoại di động có camera quay phim chụp ảnh,
là sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông trên internet, nhất là vai trò ngày
càng trở nên quan trọng hơn của các mạng xã hội. Người ta bắt đầu chia sẻ với
nhau những hiểu biết về pháp luật cũng như kinh nghiệm về áp dụng những quy định
của pháp luật trong cuộc sống hàng ngày.
Ở một lĩnh vực
rất cụ thể và sát sườn là hàng ngày tham gia giao thông, bất cứ một vi phạm nào
dù chỉ xuất phát từ sự lơ đễnh, đều có thể bị “trả giá” bằng một món tiền phạt
và một khoảng thời gian đi lại nộp phạt, lấy giấy tờ… Những khiếm khuyết của xã
hội trước đây trong quá trình thực thi pháp luật trong lĩnh vực dạy, học và cấp
bằng lái xe, khi mà người ta học hành vớ vẩn vẫn có thể được cấp bằng, nay đã bộc
lộ ra bằng chính những thiệt thòi của người học luật – họ không biết thế nào là
đúng và sai khi thực hiện pháp luật trong cuộc sống. Bằng chia sẻ trên mạng xã
hội, có thể nói người ta đang “học lại” những gì trước đây nhẽ ra phải học.
Ngày càng phổ biến hơn những chiếc xe ô tô, thậm chí xe máy được gắn camera
hành trình và cũng không hiếm những trường hợp cán bộ chiến sỹ cảnh sát giao
thông “chùn bước” mà hạn chế có những hành xử tùy tiện trong thực thi pháp luật.
Ngược lại, người viết bài này khi tham gia giao thông không ít hơn một lần chứng
kiến cảnh một cán bộ cảnh sát giao thông dùng điện thoại chụp ảnh người vi phạm
trước khi ra hiệu lệnh dừng xe.
Chúng ta đã
hiểu hơn rằng, để chỉ chứng minh một cái rất đơn giản là “sự thật” thôi, rất cần
chứng cứ. Những đoạn clip được người tham gia giao thông quay lại cũng như những
tấm cảnh của cơ quan cảnh sát giao thông, hay cách thực thi pháp luật trong
lĩnh vực giao thông trật tự bằng “phạt nguội,” đều dựa trên chứng cứ bằng hình ảnh
quay, chụp trực tiếp – nó góp phần không nhỏ đến sự thay đổi tâm lý, suy nghĩ
và cách hành xử của các thành viên trong xã hội, bất kỳ ai cũng cần giảm dần
tính tùy tiện và tăng dần cách cư xử có trách nhiệm.
Đến vụ án oan
sai của ông Nguyễn Thanh Chấn
Xã hội đang
giành nhiều sự quan tâm đến vụ án mười năm ngồi tù oan sai của ông Nguyễn Thanh
Chấn đang được đề nghị bồi thường hơn 7 tỷ đồng, việc còn nhiều tranh cãi về
pháp lý và nguồn kinh phí nhưng nếu nó được thực hiện thì cũng là một vụ bồi
thường “mang tính lịch sử.” Tranh cãi vì ở nước ta chưa có tiền lệ và quy định
của pháp luật cũng chưa rõ ràng, nhưng có một điều chắc chắn là người bị chịu
án oan sai phải được bồi thường, đồng thời vụ án sẽ kéo theo việc truy cứu chế
độ trách nhiệm của những cán bộ trong cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan.
Trong chuỗi các thủ tục tố tụng từ “khởi tố” “điều tra” “truy tố” “xét xử” và
“thi àn án hình sự” thì bốn khâu đầu tiên rất quan trọng và có quan hệ mật thiết
với nhau, trong đó truy tố và xét xử phụ thuộc rất nhiều vào kết quả điều tra.
Một cơ quan điều tra làm việc tốt, là cho ra được một kết luận điều tra sát nhất
với sự thật khách quan như là nó đã diễn ra trên thực tế. Ra được kết luận điều
tra chứng minh người phạm tội hoặc không phạm tội, là quan trọng như nhau nếu
nhìn từ góc độ muốn xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật, trong đó tất cả
các thành viên của xã hội đều coi pháp luật là trên hết, là khuôn mẫu cho cách
hành xử của mình trong đời sống xã hội. Cũng có thể nói được rằng, các cơ quan
tiến hành tố tụng làm việc càng tuân thủ pháp luật, công bằng, khách quan với
tinh thần nhân đạo bao nhiêu, thì Nhà nước và Pháp luật càng chiếm được lòng
tin của nhân dân bấy nhiêu và ngược lại, càng tùy tiện chuyên quyền, lòng tin của
nhân dân càng ngày càng bị xói mòn.
Gạt qua một
bên những lời ra tiếng vào về các chi tiết khác của vụ án, như “làm thế nào mà
những vụ oan sai như vụ của ông Chấn được bộc lộ, phát hiện ra…” thì rõ ràng
“cái kim trong bọc mãi cũng lòi ra,” các cụ nói đã từ lâu – không gì giấu được
sự thật, trước hay sau, bằng cách này hay cách khác rồi thì nó cũng được bộc lộ
ra. Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn có lẽ sẽ còn được nói đến nhiều khi nó đưa một
loạt các cán bộ điều tra liên quan ra truy cứu trách nhiệm hình sự và đồng thời
từ phía cơ quan công quyền cũng phải bồi thường một số tiền lớn nhất từ trước đến
nay trong một vụ án oan sai. Không nhiều thì ít, nó chắc chắn làm thay đổi lề lối
làm việc của từng cán bộ điều tra đến thủ trưởng cơ quan điều tra.
Mới đây trên
báo chí xuất hiện một bài báo về “bà bán chuối nhận bằng cử nhân luật,” xuất
phát điểm từ một người không hài lòng trước một vụ án được cho là không công bằng,
người phụ nữ đã có tuổi này ngày ngày đi học hàm thụ đại học luật (hệ từ xa) và
sau mấy năm gian khổ đã nhận bằng Cử nhân luật. Với cái nhìn của người viết bài
này thì người phụ nữ này đã có những nỗ lực phi thường, không chỉ là những vất
vả của cuộc sống buôn bán bươn chải, mà có lẽ học hành là một trong những việc
làm gian khổ nhất, nhất là với những người đã có tuổi. Hiện nay người phụ nữ
“khác thường” này còn mong muốn học thêm khóa đào tạo luật sư để trở thành một
luật sư “bán chuối.” Chưa bàn tới hiệu quả làm việc của “luật sư bán chuối” sẽ
như thế nào nhưng hãy thử tưởng tượng trong bà con tiểu thương, có một luật sư
hàng ngày và chạm với những việc sát sườn cơm áo gạo tiền, thuế má, tiền lệ phí
chợ đến lệ phí vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, môi trường… ý thức pháp luật của
bà con ngày một nâng cao và ngược lại, cơ quan công quyền cũng vừa nhàn hơn, lại
vừa phải tự hoàn thiện để tránh những hành xử tùy tiện hơn. Đó là một chuyển biến
tích cực.
Ông Nguyễn Thanh Chấn bước chân khỏi nhà tù |
Nhìn ra những
xã hội phồn vinh trên thế giới, tất cả đều có yếu tố pháp luật đóng vai trò
quan trọng. Một xã hội của nước Pháp nổi tiếng với bộ Dân luật Pháp, làm cơ sở
cho rất nhiều bộ Dân luật các nước khác (trong đó có Việt Nam.) Một nền pháp luật
thông luật nhưng lại có một ý thức pháp luật cực kỳ nghiêm minh từ cả từng nhân
viên cơ quan công quyền đến từng cá nhân như Hoa Kỳ. Lại nên nhìn lại một chút
đến xã hội Xô-viết, nơi mà rất nhiều người Việt Nam được tiếp xúc và đến nay vẫn
ngày ngày thương nhớ, cũng xây dựng được một hệ thống văn bản pháp luật tốt, những
cán bộ cơ quan công quyền công tâm và những công dân thực sự tôn trọng pháp luật,
mà tất cả được gọi chung là những “người Xô-viết.” Vì lý do này hay lý do khác
nay xã hội đó không còn nữa, nhưng những gì trong giai đoạn tồn tại mà xã hội
đó đã chứng minh, rằng ba yếu tố: hệ thống pháp luật, cơ quan thực thi pháp luật
và ý thức chấp hành pháp luật của công dân, là nền tảng của một xã hội an toàn,
công bằng làm tiền đề cho phát triển phồn vinh.
Mỗi kỳ họp Quốc
hội, lại có một số vấn đề cấp bách của đất nước được đưa ra thảo luận, nó thể
hiện nhu cầu “luật hóa” vấn đề đó của xã hội. Bao giờ cũng thế, những đổi thay
của xã hội sẽ dẫn đến nhu cầu thay đổi của hệ thống pháp luật, và xã hội thì linh
động, còn pháp luật với tư cách là một biện pháp của “kiến trúc thượng tầng,”
thì có tính bền vững tương đối hơn nhiều. Nếu như vấn đề lần này đưa ra thảo luận
không được thông qua, thì chắc chắn nó sẽ còn đó đến kỳ họp lần sau, và ngày
càng trở nên cấp bách hơn, chứ không giảm đi. Chỉ có một điều chúng ta cần thừa
nhận rằng, xã hội thay đổi là theo chiều hướng phát triển lên ít nhất về mặt vật
chất, thì cái yêu cầu thay đổi về thượng tầng kiến trúc, cũng theo chiều hướng
tích cực hơn.
Người ta đã
nói nhiều về sự xói mòn lòng tin của dân chúng đối với pháp luật và hệ thống cơ
quan công quyền. Những sức ép cuộc sống khiến người dân thích hành xử bằng bạo
lực hơn, muốn lập lại công bằng, trật tự “ngay lập tức” thay vì cơ quan pháp luật
ra tay “chờ đến lúc đó thì còn lâu,” thể hiện ra những vụ đánh chết người trộm
chó hay ngày càng nhiều vụ đánh nhau đến án mạng chỉ vì những mâu thuẫn cỏn
con… tất cả những yếu tố này, chỉ làm chậm cái tiến trình của xã hội đi tới cái
tích cực là “người dân muốn tin vào pháp luật công bằng nghiêm minh, người dân
muốn được pháp luật bảo vệ” đi mà thôi. Cái tích cực vẫn đang đến, dù mới chỉ
là “nhúc nhích.”
Bài trên Tuần Việt Nam tại đây
Tham gia thảo
luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment