Dồn dập vào mùa hè này, là các
sự kiện “nóng” liên quan đến Trung Quốc. Đầu tháng 7, dự kiến Tòa án Trọng tài
thường trực (PCA) đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines kiện Trung Quốc
về một số vấn đề liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông (Từ đây xin gọi tắt là
“Vụ kiện Biển Đông.”)
Điều đáng quan tâm hơn cả là đầu
tháng 6, Hải quân Trung Quốc có thông báo chính thức rằng Hải quân nước này sẽ
tham gia cuộc tập trận RIMPAC ở Thái Bình Dương từ 26/6 đến 1/8 năm nay. Lời mời
của Hải quân Hoa Kỳ đã được đưa ra trong khó khăn vì theo Đạo luật Quốc phòng
2000 (National Defense Authorization Act of 2000) nghiêm cấm mọi hợp tác của
Hoa Kỳ về quân sự với Trung Quốc vì lo ngại có thể bị lộ các bí mật quân sự cho
nước này.
Lời mời Trung Quốc tham dự
RIMPAC do đó còn “nhận được” rất nhiều phản đối của chính giới Mỹ, vậy mà cuối
cùng thì nó vẫn được thực hiện.
Từ phía bình luận quốc tế, người
ta cũng đặt câu hỏi liệu lực lượng Trung Quốc có hợp tác được, chính xác là chịu
sự chỉ huy của Hải quân Nhật Bản hay không, vì lâu nay Hải quân Nhật Bản chính
là lực lượng đối tác chủ yếu của RIMPAC; và hiện nay thì giữa Nhật Bản và Trung
Quốc đang tồn tại bất đồng, tranh chấp về chủ quyền biển đảo, ví dụ như liên
quan đến quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư?
Một điểm chung dễ nhận thấy là
Trung Quốc đang là nước có bất đồng với nhiều quốc gia xung quanh chỉ về vấn đề
biển đảo: với Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Bruney… vì cái đường
lưỡi bò họ đưa ra đã chiếm trọn Biển Đông; với Nhật Bản và thậm chí cả với Hàn
Quốc trong tranh chấp ngư trường đánh bắt hải sản. Thêm một điểm chung nữa, là
hầu như tất cả những nước đang có tranh chấp với Trung Quốc về biển đảo, đều có
quan hệ “thân mật” với Hoa Kỳ, kể cả Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những
bước tiến rất lớn trong việc xích lại gần Hoa Kỳ.
Về phần mình, Hoa Kỳ tuyên bố
có lợi ích trong khu vực Biển Đông, đặc biệt là việc đảm bảo quyền tự do hàng hải,
do đó nước này đã có những biện pháp khá mạnh trước một Trung Quốc ngày càng
hăng hái quân sự hóa một cách phi pháp ở Trường Sa, tu bổ tôn tạo các “đá” lúc
nổi lúc chìm thành đảo nhân tạo, xây đường băng cho máy bay… Hoa Kỳ đưa máy bay
tuần tiễu và gần đây nhất là việc đưa hẳn 2 tàu sân bay đang chuẩn bị tham dự
RIMPAC vào Biển Đông, ngay “trước thềm” phán quyết của PCA.
Thái độ của Hoa Kỳ như vậy là
đã rõ – Hoa Kỳ có thể không can dự vào quá trình ra phán quyết của PCA, nhưng bằng
hành động cụ thể, nước này vẫn muốn bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực. “Chiến
lược Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ mà Biển Đông là một phần trong đó, chắc chắn vẫn
được tiếp tục củng cố.
Và trong “Chiến lược Thái Bình
Dương” này, không loại trừ Trung Quốc cũng có một vai trò nhất định. Người viết
bài này ngờ rằng, chính người Mỹ cũng là một học trò xuất sắc của Tôn Tử, khi
không ngần ngại để cho Hải quân Trung Quốc cùng tham gia cuộc tập trận quan trọng
nhất của Hải quân Hoa Kỳ ở vành đai Thái Bình Dương. Thông qua cuộc tập trận, Hải
quân Hoa Kỳ sẽ chứng minh được độ hùng mạnh của mình từ các yếu tố thiên thời,
địa lợi, nhân hòa, khả năng của tướng lĩnh và binh sỹ, thực lực của Hải quân và
độ nghiêm minh của đội ngũ. Tất nhiên là Trung Quốc cũng muốn chứng minh điều
tương tự khi tham gia RIMPAC.
Và điều quan trọng, là một khi
đã hiểu nhau hơn, biết đâu tình hình sẽ được hóa giải, vì cũng vẫn theo Tôn Tử,
thì tướng tài nhất là người biết cách “không đánh mà thắng?”
Nhìn ngược lại năm 2012, cuộc
tập trận này đã có sự tham gia của 22 nước trong đó có các nước như Nhật, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, với tổng
quân số khoảng 25.000 người. Đó cũng là năm Nga cử 3 tàu tham dự cuộc tập trận
này, còn từ sau những sự kiện ở Crimea và Đông Ukraine, thì nay Nga đã là “kẻ
bên lề.” Chưa bao giờ nước Nga lại bị cô lập đến thế. Sau hai năm, nước Nga chịu
tác động kép của giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt từ Phương Tây, đã trở nên
yếu kém hơn bao giờ hết.
Chiến dịch không kích “chống
Nhà nước Hồi giáo IS” của Putin phát động ở Syria, đã không đi đến đâu, đặc biệt
là việc đưa nước này xích lại gần Phương Tây. “Nếu thỏa ước hòa bình Minsk
không được thực thi đầy đủ, lệnh trừng phạt Nga không được dỡ bỏ” – Phương Tây
thật là “lì lợm.”
Dư luận thế giới còn quan tâm
hơn nữa về việc Tổng thống Nga Putin đi thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 25/6
và không thiếu những bình luận cho rằng phải chăng chuyến viếng thăm này có
liên quan đến “Vụ kiện Biển Đông” mà Trung Quốc đang rất cố gắng, rùm beng
tuyên truyền một cách có lợi nhất cho mình, bất chấp luật pháp quốc tế.
Những bình luận đó là có lý,
vì liên tiếp trong mấy tháng qua, từ ngày 12/4 ông Sergei Lavrov đã tuyên bố “mọi
tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết thông qua đối thoại, và các nỗ lực
nhằm quốc tế hóa vấn đề cần phải chấm dứt.” Gần đây nhất, ngày 10/6, Đại diện
chính thức Bộ Ngoại giao Nga M.Zakharova đã có thông báo hay công bố về lập trường
chính thức của Nga về tình hình Biển Đông, mà theo đó thì Nga thẳng thừng về “lực
lượng thứ ba nên đứng ngoài các tranh chấp ở Biển Đông,” vô hình trung loại
luôn ra ngoài cả vai trò của Tòa án Trọng tài thường trực (PCA.)
Putin sang thăm Trung Quốc
không ngoài mục đích tìm tiếng nói chung với ông Tập Cận Bình, khi mà cả hai nước
đều có những vấn đề về đối ngoại, Trung Quốc cũng không tránh khỏi bị cô lập nếu
những phán quyết của PCA là bất lợi và nước này tiếp tục những hành xử bất chấp
luật pháp quốc tế. Xa hơn nữa là một nước Nga đang rất khát vốn, các doanh nghiệp
trong nước và cả ngân hàng của nước này đang không thể tiếp cận nguồn vốn mới
trong khi vẫn phải trả các khoản nợ đến hạn trước đã vay từ các ngân hàng
Phương Tây. Lại vẫn nước Nga đó đang thiếu nghiêm trọng các thiết bị công nghệ,
kể cả công nghệ cho mặt hàng vũ khí vốn là hàng hóa xuất khẩu chiến lược chẳng
kém gì dầu mỏ.
Liệu nước Nga của Putin có kéo
được Trung Quốc về với liên minh của mình, khi mà những hấp dẫn quá lớn của thị
trường Hoa Kỳ vẫn còn nguyên đó – và nền kinh tế sản xuất của Trung Quốc đang
đình đốn, nếu thiếu nó thì chỉ có nước đi đến bờ vực phá sản?
Hai “cây gậy” tàu sân bay đã
được dứ ra, lời mời tham dự RIMPAC và xa hơn vẫn là những lợi ích kinh tế, quá
hấp dẫn với Trung Quốc vẫn là những “củ cà rốt” không thể bỏ qua. Chỉ vài ngày
nữa, tất cả rồi sẽ rõ ràng.
Bài trên “Sức khỏe & Đời sống”
tại đây
No comments:
Post a Comment