Nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng |
Gần đây trên truyền thông rộ lên chuyện có nhiều
nhà ngoại cảm bịp bợm, chỉ ra cho thân nhân liệt sỹ toàn răng lợn xương bò. Mình
chẳng biết gì về chuyện đó, nên chẳng dám ho he gì. Nếu bây giờ đem kể ra một
hai chuyện, là “gia đình tôi cũng nhờ nhà ngoại cảm đi tìm, kết quả ra sao ra
sao đó”, thì người ta kể đầy ra rồi, có kể nữa, cũng chẳng ai vội tin. Vậy phải
cư xử ra sao đây?
Bổn phận của người đọc sách Phật, là cũng nên
có vài lời, dù thô lậu nhưng hiểu được đến đâu, xin nói ra đến đó, đặng hầu mọi
người vài ý biết đâu hiểu thêm được chút gì?
Thứ nhất, xin đừng coi Phật Pháp là Tôn giáo, mà
Phật Pháp là Đạo. Phật không bắt ai phải tin vào Đấng tối cao, nên không đặt vấn
đề Đức tin. Nếu thấy Phật đủ sức thuyết phục, thì tin vào con đường Phật đã chỉ,
và bước chân vào, tự đi. Phật không cứu rỗi như Chúa. Tự chúng ta, chúng ta phải
đi, việc hỗ trợ của Phật thông qua sự giúp đỡ thêm hiểu biết – “trợ duyên”, còn
thì không ai cõng ta đi được. Thứ hai, xin đừng coi Phật Pháp là “có thần” (giống
hôm nọ có bạn nào đó khẳng định Cộng sản là vô thần). Phật pháp là Đạo vô thần,
do không thừa nhận có Đấng tối cao, Đấng sáng thế. Phật pháp là biện chứng và
khách quan, rất đơn giản chứ không cao siêu mù mờ, khó hiểu.
Phật đã tả cho chúng ta, có cuộc sống trước kiếp
này và có cuộc sống ở hậu kiếp, nghĩa là có các vong hồn. Hôm nọ đọc được ở trong
sách nào không nhớ, một sự ví von rất hay: “Thân xác chỉ là bộ xiêm y, còn hồn như
là ta, trút bỏ thân xác như cởi bỏ bộ quần áo cũ vậy”. Vì thế, việc thay bộ quần
áo như thế nào, là do chính chúng ta quyết định: đẹp xấu, lành rách… chúng ta có
lên được cõi lành hay không là do những gì chúng ta đã làm trong tiền kiếp và
đang làm trong kiếp này quyết định. Còn nếu không lên được cõi lành, vong hồn của
chúng ta không siêu thoát được, sẽ lang thang, vật vờ… thế mới có ngày Rằm
tháng Bảy, “xá tội vong nhân” để những người còn sống bằng xương bằng thịt, làm
lễ “trợ duyên” cho những vong hồn “đủ điều kiện bình xét” sang cõi lành.
Những liệt sỹ như cụ Phùng Chí Kiên, dù có là
người đầu tiên được phong quân hàm tướng, dù có được người đương thời tung hô đến
mấy, cũng là một vong hồn không siêu thoát, thậm chí, bị đọa địa ngục. Khi mà “cả
dân tộc đang nắm tay nhau”, người học Phật không ném đá hội nghị, nhưng ai đã
hiểu rồi, đều rõ, Cụ nằm 120 ngày mê man “sống cưỡng bức”, đến khi đi chẳng qua
bị rút ống xông… “đi” thế sao gọi là an lành, sao gọi là siêu thoát... và đương
nhiên, gần như không bao giờ có chuyện “hiển Thánh”. Người hiểu biết cũng đồng
nghĩa với việc lúc nào nói cái gì, và lúc nào nên im lặng. Tình cảm là tình cảm,
khoa học là khoa học – vậy thôi.
Khi đã hiểu đến một mức nào đó rồi, thì cũng hiểu
rằng không có gì là không thể xảy ra. Đã có Cụ Đại tướng 103 tuổi thì cũng có
những bậc Đại Sư. Khi họ đã tu hành đạt đến một mức nào đó (xin lên hỏi Giáo sư
Gu-gờ về “tu chứng”) thì hoàn toàn có thể nói chuyện được với các vong hồn, mà
hoàn toàn không bị ảnh hưởng, rối loạn, mê hoặc, hôn trầm bởi các vong hồn – tức
là túm lại, không bị các “ác pháp” làm ảnh hưởng.
Còn cơ chế của các nhà ngoại cảm, mình chẳng biết
rõ nó như thế nào, nhưng rất có thể là rất nhiều các nhà ngoại cảm có tâm lý yếu,
dễ bị “vong nhập”. Cái họ nhìn thấy, do vong, do ma nhìn thấy. Mà vong và ma,
không có hình tướng, thì nhìn thấy sự vật một cách kèm nhà kèm nhèm là đúng rồi.
Đến chúng ta, người trần mắt thịt, có xét nghiệm AND mà còn nhầm lung tung nữa
là ma. Thế các bác tưởng là ma họ cũng ngồi “chém Phây” như chúng ta đấy à? Xin
thưa, họ là thể vật chất đặc biệt, thể khí, thể lượng tử… nên họ nhìn cũng
không rõ, nghe cũng không rõ, ký ức cũng lộn xộn… ma chứ có phải là Thánh thần
gì đâu!
Khau Pan, Ngân Sơn, Bắc Kạn nơi ghi dấu liệt sỹ Phùng Chí Kiên bị sát hại |
Đấy là chưa nói có đến chục vong hồn từ trong
cái ô tô chìm dưới đáy nước nhập vào cô Bích Hằng một lúc, ai cũng nhao nhao
lên chỉ chỉ trỏ trỏ… có mà bố cô Bích Hằng cũng chịu chết. Và cũng xin các bác
hình dung cùng rằng thì là mà, lúc đó chính cô Bích Hằng cũng loạn ù cả lên chứ
chẳng tỉnh táo gì đâu.
Tóm lại, các nhà ngoại cảm luôn luôn là nạn
nhân của những người làm truyền thông, khi họ tin, thì họ dùng truyền thông
tung hô lên mây xanh, và khi họ không tin, họ cũng dìm xuống tận bùn đen. Khổ
cái, cả hai trường hợp, khi họ làm thế, họ đều chẳng hiểu biết gì cả.
Nên tin hay không tin, hiểu hay chưa hiểu, cũng
không nên phán “Bọn ngoại cảm bịp bợm!”. Bản thân chúng ta hiểu được đến đâu mà
phán mới chẳng xét. Cứ phát ngôn kiểu như thế, “khẩu nghiệp” gây ra, cũng nặng
lắm đấy!
Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment