Thứ Năm này –
ngày 18 tháng Chín năm 2014, dân xứ Ê-cốt (theo La Sơn Phu Tử trước đây đề xuất,
nên gọi xứ này là Tô Cách Lan) đi bỏ phiếu “trưng cầu dân ý” xem có ở lại trong
Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ai-len hay không. Nếu tách ra thành một quốc
gia độc lập, hòn đảo Anh, Ê-cốt và xứ Uên vốn trông giống như một con thỏ ngồi
chồm chỗm, nay mất toi cái đầu. Lúc đó, thì chỉ có mà cho vào chảo mà rô-ti hay
cho vào nồi, thêm cốc rượu nữa có món sốt vang.
Thực ra phong
trào đòi độc lập cho xứ Ê-cốt vẫn có, song song với nguyện vọng ở lại trong
Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ai-len, nhìn chung là tầm 9,5 / 10, chưa biết
xu hướng nào sẽ thắng thế. Tuy nhiên, nếu để ý thì chúng ta sẽ thấy, xứ này vẫn
có nhiều thứ độc lập tương đối rồi đấy chứ.
Đá bóng chẳng
hạn, đội tuyển Xì-cốt-len chẳng đi đá tứ lung tung các giải cùng đội tuyển Anh,
hay giải bóng đá quốc gia xứ này có đội bóng oách nhất là “Glasgow Rangers” (ngành
kiểm lâm à?) Nhắc đến bóng đá, thì không thể không nhắc đến lão già gân chuyên
nghề mọc phát ban ở mặt, “máy sấy tóc” A-lếch Phê-gu-sơn (Alex Ferguson), nếu xứ
sở của ông ta độc lập, thì Sir vẫn là Sir, nhưng sẽ không còn là công dân của Vương
quốc liên hiệp Anh và Bắc Ai-len nữa – trừ phi pháp luật hai nước có quy định
khác. Dình chùm với ông sấy tóc, còn có Andy Murray, Darren Fletcher… thôi đông
lắm chẳng kể làm gì mỏi mồm.
Nói chuyện quốc
tịch, ta chém tiếp phát nữa – từ lâu anh Putin ra cái chính sách cứ công dân
Liên Xô cũ chỉ cần e hèm một cái là có hộ chiếu Nga luôn. Năm nay anh ta tuyên
bố, lãnh thổ Nga mở rộng đến chỗ nào có người Nga sinh sống. Có nghĩa là Mũi Né
và Nha Trang, hiện đang nằm trong tầm ngắm của cựu trung tá KGB.
Một số trường
hợp nghiêm trọng khác thuộc về Sean Connery, Evan McGregor, Gerard Butler… (các
diễn viên). Còn nếu Robert Watson Watt còn sống, ông ấy cũng ở trong tình trạng
tương tự (ông này phát minh ra rađa). Còn trong lĩnh vực triết học hay khoa học
xã hội nói chung thì dân Ê-cốt cũng đầy các bác oách xà loách: Lord Kelvin,
Adam Smith…
Xứ Tô Cách
Lan, thực ra có một nền tư pháp độc lập, tức là hệ thống các cơ quan khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, độc lập với Vương quốc Anh. Nghĩa là,
họ cũng dùng luật của họ, chứ không có dùng luật của Vương quốc Anh. Ấy, thế bà
con có để ý, tên nước chính thức của xứ sở chuột túi Ôstrâylia là gì không? Tiếng
Anh là “Commonwealth of Australia” – “Thịnh vượng chung Úc”, và lá cờ của họ có
cờ của Vương quốc Anh ở góc. Nôm na là, cái anh chuột túi này, chỉ có ông thủ
tướng đứng đầu nội các mà không có nguyên thủ quốc gia, như ông Chủ tịch nước của
ta ấy mà. Đâu nhể, cái ông ấy đâu nhể? Không có ông nào cả, mà là bà, bà Nữ
hoàng Elizabeth Đệ nhị, là đương kim Nữ vương của 16 quốc gia độc lập thuộc Khối
Thịnh vượng chung Anh bao gồm: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada,
Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo
Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda,
Belize và Saint Kitts và Nevis. Nghe “ong thủ” chưa? Đấy nhé, cả hai anh Gia Nã
Đại và Tân Tây Lan cũng cùng chung một nữ vương nhé! Thú vị ra phết.
Và nếu ngày
18 tháng Chín này xứ Tô Cách Lan mà độc lập, thì người Anh nói chung sẽ không
còn được nói là “rượu whisky của chúng tôi” nữa, mà chính xác phải là “rượu
whisky của người Scotland”.
Quân đội
Scotland hiện đang ở trong thành phần của Vương quốc Anh, sẽ không còn như thế
nữa.
Có nghĩa là
những người lính mặc váy kẻ carô và thổi kèn bị trứ danh, sẽ không còn trong
quân đội Anh nữa.
Và nếu thế, dù
muốn hay không thì bà cụ Elizabeth Đệ nhị sẽ vẫn phải ăn món thỏ sốt vang và chắc
người xứ Ê-cốt không tiếc mời bà một chai whisky…
Tham gia thảo
luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment