Một. “Phong thái người Hà Nội” (?). Ngồi uống
cà phê chờ vào cơ quan Nhà nước làm việc – trung tâm thành phố tỉnh T, tỉnh
phía bắc Hà Nội cách chỉ khoảng 80km. Tỉnh này trước đây là trung tâm công nghiệp,
nhưng kinh tế tư nhân rất phát triển nhất là “công nghiệp khai khoáng”.
Nôm na, dân làm mỏ rất nhiều. Người ta đi khắp
nơi, đâu có vàng có vọt, có chì có kẽm là đi bằng hết. Và quán cà phê là chỗ
quan sát được bằng hết giới máu mặt của thành phố. Tất cả là những người có tiền:
ăn to, nói lớn, “xích chó” màu vàng đeo trĩu cổ, tác phong đi lại khuỳnh
khoàng, bây giờ thì lại thêm món xăm, trổ nhằng nhịt… chửi bậy thì cứ là ghê hồn.
Thật ra những mẫu người như vậy ở Hà Nội không hiếm, nếu như không muốn nói là
rất rất sẵn. Có thể là những người ở Hà Nội đã vài đời, cũng có thể là những
người dân tỉnh khác mới phất lên và cũng mới nhập cư về thủ đô, họ mang nguyên
cái phong thái của người mới có tiền mà chưa kịp được giáo dục đầy đủ về chốn
kinh kỳ. Nếu như ai đó xuất thân từ một môi trường gia giáo, nền nếp có truyền
thống, có gốc từ thời xưa, không bao giờ có phong thái như thế. Ngược lại có rất
nhiều bạn của mình cũng người tỉnh T. nhưng họ lại có phong thái “rất Hà Nội”.
Rõ ràng, “phong thái người Hà Nội” không phải là một đặc quyền của người sống ở
Hà Nội, mà là chính xác, của một người được giáo dục đầy đủ. Và cũng rõ ràng,
không phải cứ có tiền là trở thành người có phong thái của chốn kinh kỳ hào
hoa. Còn những người kia, họ tự tạo ra một phong có thể nói, cũng là đặc biệt.
Hai. Nghỉ lễ mấy ngày liền, giả định có bác nào
ở tịt ở nhà hỏa hoạn chết cháy… có khi lại có ý kiến “nhẽ ra đi chơi khỏi nhà
đi thì thoát”. Có anh doanh nhân nào đó tận xứ Sài Gòn thấy bà con chết tai nạn
giao thông nhiều quá, xót ruột than lên, “đáng nhẽ ra không nên cho nghỉ dài
ngày như thế!”. Đã chết, thì ở nhà cũng chết, bắc ghế thắp thương trượt chân
ngã cũng đủ chết. Vấn đề nằm ở “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”
Ba. Anh trung tướng công an bị tai nạn được
truy điệu và đưa về quê. Thật kỳ lạ, không chia buồn được thì thôi, cái gọi là
“cư dân mạng” có rất nhiều người hả hê, buông ra những lời cay độc, chưa cần biết
người đã chết là người như thế nào, đã gây ra những “tội ác” gì, cứ công an là
ghét. Việc hả hê này, cũng chính mình, hại mình, tạo khẩu nghiệp nặng.
Bốn. Các bạn trẻ hay có trò “đứng vào hiện vật”,
giơ hai ngón tay, nghiêng đầu làm duyên và “tách”! Nhẹ thì xì-mát-phôn, nặng
thì có anh “hiếp ảnh ra” mới sắm đê-ét-xì-lờ-rờ chộp cho một kiểu. Họ đứng vào
nát cả hoa ở lễ hội hoa anh đào Nhật Bản Hà Nội; và nay họ làm dáng ở trong cái
túp lều của bần cố nông trong triển lãm cải cách ruộng đất đang được tổ chức.
Dù đánh giá như thế nào thì cải cách ruộng đất vẫn là những trang sử đau
thương, bi thảm và đen tối của dân tộc, không phải là chỗ cho các cô các chú
làm duyên làm dáng.
Năm. Tháng mười năm ngoái nhỉ, đám tang vị tướng
anh cả của quân đội, có thím nào phóng viên vê tê vê, cũng giơ hai ngón tay và
làm duyên, “toạch”!
Sáu. Tạo phong cách, chửi rủa, làm duyên một
cách vô duyên… toàn tập trung vào thanh niên, giới trẻ. “Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già.”
Tham
gia thảo luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment