“Nhà Lan có 4
chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? Chọn
một trong các phương án sau:
A.
4 x 8 = 32 B. 8 x 4 = 32 C. 4 + 8 = 12 D. 8 : 4 = 2
Trong bài
toán này, em học sinh tiểu học lựa chọn đáp án A (4 x 8 = 32), tuy nhiên giáo
viên lại cho rằng đây là đáp án sai và phương án B (8 x 4 = 32) mới chính xác.” (Ảnh 1)
Hỏi ông nhóc
vừa mới qua khỏi cửa ải lớp Ba lên lớp Bốn, nó trả lời luôn: "8 x 4 = 32" (phương
án B). “Tám con gà nhân với bốn cái chuồng bằng ba mươi hai con gà.” Điều này
đúng với tất cả những người nào đó được học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa từ
những năm 1960 đến tận cải cách giáo dục của cô Hoàng Xuân Sính, bỏ một loạt
nét trong các chữ viết thời đầu những năm 1980, còn hội sau này thì hóa ra… vẫn
thế. Cứ “gà” trước, số bị nhân, và “chuồng” sau, số nhân. Đối tượng ở đây phải
là gà, chứ không phải là chuồng… đấy là mình hiểu thế, trước nay vẫn thế.
Bà con không
tin cứ hỏi tất cả những ai đã từng tính gà trong cái quãng thời gian trên đây
thì biết.
Lên mạng lục
tiếp lại thấy bài báo trên trang Dân trí “Chuyên gia Đại số giật mình khi xem
bài toán tính gà” thì ông ấy lý luận rằng: “theo thông lệ đời sống và khoa học
quốc tế từ xa xưa cho đến ngày nay thì: 8 con gà + 8 con gà + 8 con gà + 8 con
gà = 4 lần 8 con gà = 4 x 8 con gà = 32 con gà…” À, ổn rồi đây, vì mang tiếng
là “chuyên gia đại số” (về sau bác này đưa ra một ví dụ rất đại số là “a cộng a
cộng a một trăm lần phải viết là 100a chứ không phải là a100”) nhưng bác này có
cách luận giải rất “số học”, tức là phép nhân chính là nhiều phép cộng. Trên thực
tế nếu nói “4 lần 8 con gà” đã là quá ổn rồi, nhưng hoàn toàn vẫn có thể nói “8
con gà được nhân lên 4 lần” (cách trình bày bị động, tiếng Anh là “pát-xi voi”
nhỉ, hi hi).
Bực rồi đấy!
đã thế thử xem cái anh Tây dương anh ấy xử lý ra sao về vụ này, thì lên
internet tìm được cái trang này, họ minh họa rất hay cho những phép tính dạng
này, bà con theo đường link ở đây, mình đã trỏ sẵn đến chỗ “4x8 or 8x4” rồi:
Đáng chú ý là
họ đưa ra 4 cái bình cá, trong mỗi bình có 8 con cá. Họ viết: “Chúng ta học
“8x4” nhưng thực tế phải là “4 lọ x 8 con cá”.” He he, hóa ra Tây cũng học là
“8x4” và web này họ đề xuất ngược lại “4x8” mới là logic à? Hay nhỉ! Điều này sẽ
cần được kiểm chứng, nhưng đại khái, đây là vấn đề không chỉ ta, mà tây cũng vướng. (Xem các ảnh 2, 3, 4).
Sực nhớ ra hỏi
tiếp ông nhóc xem ông ấy đọc bảng cửu chương “8” như thế nào, thì hắn đọc rành
mạch “tám nhân một bằng tám, tám nhân hai bằng mười sáu…”, gãi đầu gãi tai nhớ
lại hồi bé toàn đọc oang oang vang xóm làng “tám lần một bằng tám, tám lần hai
bằng mười sáu…”. Cách đọc thứ hai của mình (“lần” thay vì “nhân”) như thế là
sai. “Tám lần một bằng tám” là phép tính thứ 8 của bảng cửu chương “1” còn “tám
lần hai bằng mười sáu” là phép tính thứ 8 của bảng cửu chương “2”. Còn nếu muốn
đúng một cách thật chặt chẽ và logic, phải là cách đọc của thằng cu con kia cơ:
“tám nhân một bằng tám, tám nhân hai bằng mười sáu…”
Như thế chuyện
cãi cọ, mặc kệ bà con cứ cãi cọ, với mình, chẳng sao cả. Nếu dùng chữ “lần” thì
đúng “4 lần 8 bằng 32”, “chuồng” là số lần nhân với “số gà”. Còn đã rành mạch
“8 x 4 = 32” thì cần ngầm hiểu rõ ràng là “8 con gà nhân với 4 chuồng gà bằng
32 con gà”. Quan trọng là bọn trẻ con chúng nó hiểu như thế nào, trong trường hợp
“tính gà” này, chúng nó hiểu đúng. Phải, giáo dục Việt Nam thì hàng tỉ vấn đề,
nhưng mà không phải bạ chuyện gì cũng chửi được.
Vậy thì chuyện
“4x8” hay “8x4” nếu như không phải là chuyện riêng của xứ ta, thì gì cũng được,
không quan trọng, miễn là cần giúp trẻ con phân biệt được sự khác biệt của ngôn
ngữ. Đừng tưởng tây nó không dính chuyện này nhé, bà con cứ thử gõ từ khóa của
“4 times 8” và “8 multiplied by 4” xem… sau đây là đường link đến “answear.com”
mình đã gõ sẵn rồi:
Nghĩa là ở
đây, mình quan tâm nhiều đến vấn đề của “phép tu từ”, rõ ràng “lần” phải khác với
“nhân”; tiếc rằng tiến sỹ Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học - Trường
ĐH Sư phạm Hà Nội) (và cả bạn nhà báo ?) trong bài báo “Tranh cãi 'nảy lửa' với
bài toán tính gà: Viết 4x8 hay 8x4 mới đúng?” đã lý giải khá hợp lý nhưng vẫn
chưa có một sự rành mạch trong cách dùng từ.
Vậy thôi…
Phần viết
thêm: Bài toán hỏi "đúng, sai 4x8 và 8x4" thực chất là bước đầu cho
trẻ hiểu sau này có phép giao hoán trong tính nhân (mà trước đó trẻ cũng đã có
khái niệm phép giao hoán trong tính cộng rồi). Khi chúng đã hiểu bản chất,
nghĩa là "số gà phải được nhân lên một số lần nào đó" hoặc "số lần
gấp lên số gà" thì rõ ràng, không cần phải đặt vấn đề đó nữa - hay nói
chính xác hơn, việc đưa ra bài toán này, là không thỏa đáng, vì cả 2 đáp án, đều
có cách luận giải đúng và không đủ để giải thích trong một tờ đề thi ngắn ngủn
và đương nhiên, cái gì đã tiềm tàng gây tranh cãi, thì cái đó nên được loại bỏ.
Vậy thôi…
P.S. 1. “4x4”
nghĩa là “4 xy-lanh nhân với 4 van” (4 cylinders x 4 valves) hay “4x4” nghĩa là
“4 đầu trục chủ động nhân với 4 đầu trục của xe”? he he…
P.S. 2. Cứ giật
tít “nảy lửa” với “giật mình”, đúng kiểu báo mạng xứ Vịt thích câu view kiểu rẻ
tiền, làm gì chẳng hay “ăn” gạch đá…
Tham gia thảo
luận trên Facebook tại đây
No comments:
Post a Comment